Đối với cho vay trung hạn, Ngân hàng chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực cần lượng vốn lớn cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị… Chúng ta sẽ thấy rõ hơn về doanh số cho vay trung hạn đối với các thành phần kinh tế qua bảng sau đây:
Bảng 11: Doanh số cho vay trung hạn qua 3 năm 2005-2007 Đơn vị tính: triệu đồng So sánh 06/05 So sánh 07/06 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % I. Quốc doanh 210.255 215.356 222.423 5.101 2,43 7.067 3,28
II. Ngoài quốc doanh 662.806 688.913 716.998 26.107 3,94 28.085 4,08 1. Doanh nghiệp 419.458 436.510 450.821 17.052 4,07 14.311 3,28
2. Cá nhân 233.032 240.153 251.425 7.121 3,06 11.272 4,69
3. CB- CNV 10.316 12.250 14.752 1.934 18,75 2.502 20,42
Tổng 873.061 904.269 939.421 31.208 3,57 35.152 3,89
Nguồn: phòng tài chính- kế toán
Năm 2005 doanh số cho vay đạt 873.061 triệu đồng sang năm 2006 doanh số tăng thêm 31.208 triệu đồng hay là tăng 3,57% so với năm 2005, đến năm 2007 lại tăng 3,89% so với năm 2006 đạt doanh số 939.421 triệu đồng. Ngân hàng đã tích cực những dự án trung hạn để cho vay từ những khách hàng truyền thống và những khách hàng mới tiềm năng với những chính sách ưu đãi thích hợp và có lợi cho khách hàng. Qua doanh số cho vay năm 2007 cho thấy nhu cầu vốn trung hạn trong các dự án kinh doanh ở địa phương tăng cao, các dự án này có tính khả thi và thuyết phục về hiệu quả kinh tế. Mặc dù doanh số cho vay đối với trung hạn luôn tăng nhưng mức độ tăng không bằng cho vay ngắn hạn do Ngân hàng muốn hạn chếđến mức tối đa các rủi ro tín dụng cho dù lãi suất cho trung hạn cao hơn ngắn hạn.
a) Quốc doanh:
Qua 3 năm doanh số cho vay trung hạn đối với doanh nghiệp nhà nước vẫn tăng đều. Năm 2005 doanh số cho vay đạt 210.255 triệu đồng, năm 2006 tăng 2,43% so với năm 2005 nhưng năm 2007 lại tăng hơn đến 3,28% so với năm 2006 đạt 222.423 triệu đồng. Nguyên nhân là do về vốn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho việc phục vụ nâng cấp Thành phố Mỹ Tho lên đô thị cấp II và mở rộng các khu công nghiệp để xúc tiến các dự án đầu tư đã được lập và các chưong trình phát triển kinh tế địa phương. Và hai ngành công nghiệp và xây dựng của Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số cho vay trung hạn. Có thể nói hai ngành này là khách hàng truyền thống và uy tín của Ngân hàng và cho thấy nhu cầu vốn vào các dự án lớn địa phương luôn tăng cao. Bên cạnh đó thì
các ngành kinh tế khác của Nhà nước vẫn tăng trong doanh số cho vay trung hạn nhưng chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Nhìn chung mặc dù đang chuyển dần cơ cấu cho vay nhưng tình hình cho vay trung hạn ở Ngân hàng vẫn phát triển. Qua đó cho thấy được hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Tiền Giang.
b) Ngoài quốc doanh
Đây cũng là một khách hàng mục tiêu mà Ngân hàng đang hướng tới trong tương lai vì thành phần này dần chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Doanh số cho vay đối với thành phần này chiếm tỷ trọng rất cao trong tín dụng trung hạn vì chủ yếu là họ phải đầu tư vốn rất lớn trong thời gian tương đối dài. Cụ thể, năm 2005 doanh số đạt 662.806 triệu đồng, năm 2006 đạt 688.913 triệu đồng tăng 3,94% so với năm 2005, đến năm 2007 đạt 716.998 triệu đồng tăng 4,08% so với năm 2006. Chúng ta sẽ thấy rõ cơ cấu cho vay ngoài quốc doanh qua hình sau:
0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000 500,000 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm Tr i ệ u đồ ng Doanh nghiệp Cá nhân CB- CNV
Hình 13: Doanh số cho vay trung hạn ngoài quốc doanh
* Doanh nghiệp:
Đây là thành phần chính trong cơ cấu cho vay ngoài quốc doanh do đây là thành phần có nhu cầu vốn cao nhất để đầu tư công nghệ, trang thiết bị để sản xuất. Đối với thành phần này Ngân hàng đang có xu hướng tăng doanh số cho vay tương đối ổn định. Ngày nay, do sự xuất hiện và phát triển nhanh các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn công ty cổ phần và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài nên nhu cầu vốn trung hạn rất lớn với năm 2005 doanh số
đạt 419.458 triệu đồng đến năm 2006 đạt 436.510 triệu đồng tăng 17.052 triệu đồng so với năm 2005, năm 2007 tiếp tục tăng thêm 14.311 triệu đồng. Năm 2007 doanh số tăng ít hơn năm 2006 là do phần đầu tư lớn chủ yếu ở năm 2006 sang năm 2007 nhu cầu vốn cũng tăng nhưng chỉ là vốn đầu tư tương đối ít hơn năm 2006.
* Cá nhân:
Kinh doanh hộ cá thể cần vốn trung hạn tương đối ít chủ yếu là xây dựng cơ sở hạ tầng nên doanh số cho vay đối với thành phần này cũng không cao. Năm 2005 chỉ đạt 233.032 triệu đồng, năm 2006 đạt 240.153 triệu đồng chỉ tăng 3,06% so với năm 2005, năm 2007 đạt 251.425 triệu đồng cũng chỉ tăng 4,69% so với năm 2006. Doanh số tăng là do ngày càng có nhiều khách hàng muốn mở cửa hàng kinh doanh theo xu hướng của thị trường. Cũng theo chính sách của địa phương mở cửa để phát triển nền kinh tếđịa phương mà dân cưở đây cũng chưa có khả năng kinh doanh lớn nên chủ yếu tập trung kinh doanh nhỏ cá thể, bên cạnh đó có một số góp vốn thành lập hợp tác xã để kinh doanh đồ tiêu dùng.
* Cán bộ công nhân viên:
Đối với thành phần này Ngân hàng đang chuyển dịch từ từ sang ngắn hạn. Cán bộ công nhân viên chủ yếu vay vốn trung hạn để mua nhà hoặc sửa chữa lớn nhà cửa mà không đủ tiền mặt để làm. Do đó, bắt buộc họ phải vay Ngân hàng thông qua việc thế chấp các sổ tiết kiệm hay thông qua bảng lương và họ trả nợ bằng cách trích một khoản lương sau khi trừ hết chi phí trong tháng của gia đình. Đây là một trong những hình thức mới của Ngân hàng và đạt kết quả cũng tương đối tốt với doanh số cho vay năm 2005 đạt 10.316 triệu dồng, năm 2006 tăng thêm 1.934 triệu đồng, đến năm 2007 tăng thêm 2.502 triệu đồng đạt 14.752 triệu đồng.
Tóm lại, qua doanh số cho vay 3 năm gần đây cho ta thấy mặc dù đang chuyển dịch cơ cấu cho vay nhưng Ngân hàng vẫn đạt kết quả tốt trong tín dụng trung hạn. Từđó có thể thấy hiệu quả hoạt động, uy tín và chất lượng kinh doanh của Ngân hàng thuộc loại chất lượng nhất trong địa phương.