Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối tại công ty cổ phần traphaco (Trang 28 - 31)

III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ

2. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

2.2.5. Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới

Quy trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới được thực hiện theo sơ đồ 1.3:

Quy trình này về căn bản cũng giống nhiều công ty sử dụng nhưng tùy về đặc điểm sản phẩm là dược phẩm và lĩnh vực kinh doanh mà ban lãnh đạo côngg ty đề ra sơ đồ thực hiện mang tính đặc thù riêng và ở mỗi khâu của quá trình luôn cung

Lưu Mẫu Lưu hồ sơ Quy trình lưu

cấp đầy đủ nhân lực và trang thiết bị. Với quy trình này em không có nhận xét gì đặc biệt .

Sơ đồ 1.3 : Quy trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới

Nguồn : Báo cáo bạch công ty Traphaco (trang 38)

Sớm nhận thức được vai trò quan trọng của việc nghiên cứu, TRAPHACO đã có chiến lược phát triển bộ phận nghiên cứu sản phẩm từ rất sớm. Phòng nghiên cứu và phát triển của công ty được thành lập năm 1996 và là mô hình nghiên cứu đầu tiên của cả nước. Hiện nay phòng có trên 30 nhân viên, trong đó có 7 thạc sĩ và 22 cán bộ đại học. Hàng năm, Công ty có chính sách đầu tư đáng kể vào bộ phận này, với mức chi phí từ 3%-5%/năm trên tổng doanh thu. So với các doanh nghiệp dược Việt Nam, đây là tỉ lệ tương đối cao. Tuy nhiên, việc đầu tư này là cần thiết xét về sự phát triển lâu dài của TRAPHACO cũng như thể hiện trách nhiệm của Công ty đối với sức khỏe cộng đồng.

Hiện nay việc tổ chức hoạt động nghiên cứu phát triển được thực hiện theo 4 chiến lược, đảm bảo thực hiện đúng định hướng của Công ty: “Công nghệ mới và bản sắc cổ truyền”, bao gồm:

- Chiến lược phát triển dạng bào chế mới: nghiên cứu ứng dụng sản xuất các dạng bào chế mới trên dây chuyền sản xuất của TRAPHACO.

- Chiến lược hiện đại hoá và tiêu chuẩn: dựa trên việc hiện đại hoá dây chuyền sản xuất, hiện đại hoá dược liệu, hiện đại hoá dạng bào chế các sản phẩm đông dược và khám phá ra những loại dược liệu mới làm nguyên liệu chế tạo các dược phẩm mới theo hướng hiện đại hoá.

- Chiến lược phát triển các thuốc thiết yếu: là việc nghiên cứu phát triển sản xuất các sản phẩm đông dược và tân dược có trong Dược điển Việt Nam và Danh mục Thuốc thiết yếu, nhằm khai thác tối đa công suất máy móc thiết bị của Công ty và tham gia phục vụ chiến lược đảm bảo thuốc quốc gia.

- Chiến lược phát triển khác biệt và dẫn đầu: Tập trung nghiên cứu phát triển các thuốc dược liệu khác biệt và dẫn đầu.

Với đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học với chất lượng cao, đến nay Công ty đã có nhiều đề tài được nghiên cứu triển khai và áp dụng góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào và đáp ứng được nhu cầu sử dụng thuốc trong

nước, cụ thể:

- Dự án cấp Nhà nước “Xây dựng quy trình sản xuất dược liệu sạch và chế biến sạch để bào chế một số chế phẩm chất lượng cao”: Đề tài đã mở ra một hướng mới trong việc sản xuất, chế biến, bảo quản, sử dụng dược liệu sạch, an toàn, đồng thời cũng góp phần bảo vệ môitrường, bảo vệ con người. Đây là tiền đề để sản xuất các sản phẩm từ dược liệu sạch, an toàn, hiệu quả.

- Đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu trồng cây Chè dây an toàn làm nguyên liệu phục vụ sản xuất thuốc Ampelop và các chế phẩm phòng, điều trị bệnh viêm loét dạ dày - hành tá tràng”.

- Đề tài “Nghiên cứu bào chế viên tác dụng kéo dài Kaliclorid.”

Tính đến thời điểm hiện tại, có thể nói một trong những thành công lớn nhất của TRAPHACO chính là việc nghiên cứu đầu tư và hiện đại hoá các sản phẩm đông dược. Trong điều kiện tiềm lực về tài chính còn hạn chế, chưa có khả năng thực hiện việc nghiên cứu ở mức chi phí cao như các Công ty dược đa quốc gia,

TRAPHACO đã vận dụng khéo léo phương châm kinh doanh: “Nếu bạn không ở vị trí đầu tiên của một chủng loại, hãy tạo ra chủng loại nhánh mới mà bạn

đang ở vị trí dẫn đầu”. Kiên trì đi theo định hướng này, Công ty đã thực hiện đầu tư và nghiên cứu để đưa ra nhiều sản phẩm mới đối với thị trường Việt Nam. Trong nhiều năm qua, bộ phận Nghiên cứu và phát triển sản phẩm đã có những đóng góp lớn cho sự thành công của TRAPHACO. Trong đó, đặc biệt phải kể đến một số sản phẩm tiêu biểu như Hoạt huyết dưỡng não (đạt doanh thu 60 – 100 tỷ đồng mỗi năm), Boganic đạt 30 – 50 tỷ đồng, cùng nhiều sản phẩm đông dược khác đã thực sự đưa tên tuổi của TRAPHACO lên vị trí hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất đông dược ở thị trường Việt Nam.

Đặc biệt, năm 2005, TRAPHACO được nhận giải thưởng KOVALESKAIA dành cho những cống hiến của tập thể nữ nghiên cứu xuất sắc do Ủy ban giải thưởng KOVALESKAIA và Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trao tặng. Điều đáng tự hào là trong 20 năm lịch sử của giải thưởng, chỉ có rất ít doanh nghiệp được nhận vinh dự này.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối tại công ty cổ phần traphaco (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w