Theo Toàn Ánh trong “Phong tục thờ cúng tổ tiên” thì năm 1968 Giáo hội Công giáo mới cho phép(?)

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VIỆT NAM (Trang 110 - 112)

II- MỘT SỐ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM 1 Phật giáo ở Việt Nam.

46Theo Toàn Ánh trong “Phong tục thờ cúng tổ tiên” thì năm 1968 Giáo hội Công giáo mới cho phép(?)

Đồng bào Công giáo miền Bắc đã cùng với các tầng lớp nhân dân khác hăng hái sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu; giải quyết tương đối hài hòa giữa sinh hoạt tôn giáo với sinh hoạt xã hội đáp ứng nguyện vọng của mọi người là “kinh chúa, yêu nước”, “tốt đời đẹp đạo”. Có xã Công giáo toàn tòng đã được Nhà nước phong danh hiệu anh hùng. Tỉnh Hà Nam Ninh (cũ) trong thời kỳ đánh Mỹ đã có 32.069 người đi bộ đội, 5.701 liệt sỹ, 2.306 thương binh là tín đồ Thiên chúa giáo. Toàn tỉnh có 45 anh hùng lực lượng vũ trang thì 7 người theo đạo Thiên chúa.

Trong khí đó, ở miền Nam sau 1954, Mỹ hất cẳng Pháp và ráo riết thực hiện ý đồ chia cắt lâu dài nước Việt Nam, biến miền Nam thành căn cứ quân sự và thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Trong hệ thống chiến lược và sách lược của chủ nghĩa thực dân mới, Mỹ đã sử dụng Công giáo như một lực lượng xung kích để chống lại phong trào yêu nước của quần chúng nhân dân.

Ngay sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết (tháng 7/1954), Mỹ đã tổ chức chiến dịch vận động di cư và đã lôi kéo nửa triệu người Công giáo từ miền Bắc vào Nam (Mỹ chi 112 triệu đô-la cho việc này). Giáo hội Công giáo đã dựng lên hình ảnh Đức Mẹ khóc thương con chiên miền Bắc đến chảy máu mắt và nói rằng Chúa vào Nam, vậy muốn trọn niềm tin Chúa thì phải theo vào. Nhiều người ra đi vì cả tin, và một phần do bị mua chuộc, dụ dỗ và cưỡng bức.

Do có chuẩn bị từ trước (như chuẩn bị con bài Ngô Đình Diệm) nên Mỹ đã có chương trình, kế hoạch sử dụng Thiên chúa giáo. Những chức vụ chủ chốt của ngụy quyền, ngụy quân đều do người Công giáo nắm giữ (đặc biệt là số di cư từ miền Bắc vào). Căn cứ vào tài liệu của Bộ Tổng tham mưu quân lực Việt Nam cộng hòa (tức quân ngụy Sài Gòn), thì trong quân đội ngụy 70% là người Công giáo. Mỹ-ngụy đã tổ chức một hệ thống tuyên úy Thiên chúa giáo trong quân ngụy đồ sộ và chặt chẽ hơn nhiều so với hệ thống tuyên úy của các tôn giáo khác (từ cấp đại đội đến

46 Theo Toàn Ánh trong “Phong tục thờ cúng tổ tiên” thì năm 1968 Giáo hội Công giáo mới cho phép(?) phép(?)

tất cả các cấp và các sắc linh...). Sỹ quan tuyên úy của đạo Thiên chúa thường là người có thế lực, nắm quyền sinh quyền sát khiến cả sỹ quan là chỉ huy trưởng cũng phải kiêng nể.

Ở miền Nam trong giai đoạn này, Công giáo phát triển rất nhanh về số lượng tín đồ và cơ sở vật chất. Nhà thờ được xây dựng rất nhiều với kiểu dáng kiến trúc Gô-tích kết hợp với kiến trúc hiện đại. Hàng ngũ giáo sỹ đông đảo được đào tạo từ trong và ngoài nước47... Năm 1958, Đại hội Thánh mẫu La Vang (Quảng Trị) kêu gọi chống cộng, cầu nguyện cho giáo dân miền Bắc, Năm 1960, Hội nghị giám mục miền Nam ra thư chung bôi nhọ chế độ miền Bắc, xuyên tạc chính sách tôn giáo của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, kích động người Công giáo “lao vào cuộc thánh chiến chống cộng”...

Nhưng không ít người dân theo đạo Thiên chúa đã phân biệt rõ chính - tà nhìn rõ bộ mặt của một số phần tử nương danh Chúa xúi dục con chiên làm việc dữ. Do đó, họ không để bị lợi dụng, và cao hơn, họ còn trực tiếp tham gia công cuộc chống Mỹ-Ngụy giành lại quyền sống cho đồng bào. Một số người đã ra vùng giải phóng, gia nhập lực lượng vũ trang cách mạng, một số khác thì tham gia đấu tranh chính trị dưới nhiều hình thức. Có những gia đình Công giáo di cư ở giữa trung tâm Công giáo Hố Nai đã trở thành cơ sở cách mạng, một số cán bộ hoạt động bí mật vẫn thường lui tới vùng này. Trong số những người cách mạng bị Mỹ-Ngụy tù đày, bắn giết có cả chức sắc và tín đồ Công giáo.

Đến năm 1975, Công giáo ở miền Nam được chia thành hai giáo khu là Huế và Sài Gòn, gồm 14 địa phận. Cơ sở vật chất của Công giáo rất lớn với hàng nghìn nhà thờ, 125 tu viện, 12/14 địa phận có trường chủng viện, có 2 viện Đại học (Sài Gòn và Đà Lạt). Ngoài ra còn rất nhiều trường Trung, Tiểu học do giáo hội quản lý (có trường đông tới hàng ngàn học sinh).

2.4. Từ sau 1975.

Năm 1980, Đại hội giám mục toàn quốc lập ra Hội đồng giám mục của Công giáo cả nước. Đại hội đã ra thư chung kêu gọi người Công giáo “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”.

47 Năm 1955, miền Nam có khoảng 700.000 tín đồ Thiên chúa giáo, đến năm 1969 lên tới 1.700.000người. Đầu những năm 1970, có trên 2.000 linh mục (theo con số của giáo hội là 3.000). Trong khi người. Đầu những năm 1970, có trên 2.000 linh mục (theo con số của giáo hội là 3.000). Trong khi

Ngày 6/12/ 1989, Công giáo Việt Nam đã tổ chức Đại hội bầu ra Ban thường vụ mới của Hội đồng giám mục Việt Nam. Hội đồng giám mục lập ra ba tiểu ban đặc trách các phần việc: tiểu ban linh mục, tu sỹ; tiểu ban giáo dân; tiểu ban phục vụ. Các hoạt động tôn giáo Công giáo dần dần đi vào nền nếp dưới sự điều hành chung của Giáo hội Công giáo Việt Nam thống nhất. Tu sỹ và giáo dân Việt Nam cùng với đồng bào cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Hoạt động của Công giáo mấy năm gần đây có phần tăng cường và mở rộng về hình thức, phạm vi, phát triển tín đồ, đào tạo giáo sỹ, quan hệ với bên ngoài, v.v. Đã có nhiều hội đoàn với rất nhiều màu sắc khác nhau như Hội kèn, Hội trống, Hội dâng hoa, Hội con Đức Mẹ, Hội các tông đồ nhỏ, Hội thiếu nhi thánh thể, Hội thánh ca, Hội sưởi ấm tình thương, Hội hy vọng, Hội thanh - sinh - công, Hội thanh - lao - công...

Từ 1975 đến nay, số lượng chức sắc và tín đồ Công giáo di tản (vì những lý do khác nhau) khá đông, hình thành các tổ chức Công giáo Việt Nam di tản ở một số nước.

Tất cả các tổ chức Công giáo Việt Nam ở nước ngoài đã được tập hợp thành một số hình thức tổ chức thống nhất do tòa thánh Va-ti-căng cử người cai quản.

Trong nước, số người theo Công giáo hiện nay khoảng 6 triệu (gần 8% dân số), ở 25 giáo phận, 1.450 giáo xứ, 5.398 nhà thờ, khoảng 2.500 linh mục, 36 giám mục, hơn 10 ngàn sỹ nam, nữ 48.

Giáo hội Công giáo hiện có 5 đại chủng viện ở Hà Nội, Vinh, Nha Trang, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Các đại chủng viện đã và đang tiến hành đào tạo tu sỹ theo kế hoạch của Giáo hội (có sự duyệt y của Nhà nước).

Mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội ngày càng được củng cố chặt chẽ và ngày càng được cải thiện trên cơ sở giải quyết tốt quan hệ giữa tôn giáo và chính trị, nghĩa vụ giáo dân và nghĩa vụ công dân, tốt đời và đẹp đạo.

2.5. Nhận xét

Qua những tư liệu lịch sử trên, chúng ta thấy con đường hình thành và phát triển của Công giáo ở Việt Nam là con đường hết sức đặc biệt.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VIỆT NAM (Trang 110 - 112)