II. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA TƯ TƯỞNG VIỆT NAM SAU 1930.
38 Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 10, trang 54.
cầm quyền), là một đóng góp mới vào lý luận xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp công nhân.
Để bảo đảm cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Trước hết phải có Đảng cách mệnh... Đảng có vững cách mệnh mới thành công”.
Quy luật ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam được Người xác định là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của Việt Nam. Quan điểm nhất quán của Người về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam là: Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền tức là hiện thực hóa nguyên lý “Đảng lãnh đạo, Dân là chủ và Dân làm chủ”. Để xứng đáng Đảng là người lãnh đạo, người đầy tớ tận tuỵ của nhân dân, Người đòi hỏi Đảng ta một mặt phải ra sức nâng cao trí tuệ cho ngang tầm nhiệm vụ lịch sử, mặt khác phải trau dồi đạo đức cách mạng, không ngừng tăng cường mối liên hệ máu thịt với nhân dân. Với Người, Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là Đảng của giai cấp công nhân mà còn là Đảng của dân tộc, Đảng của nhân dân Việt Nam.
Những nội dung ấy cùng với lý luận xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự trung thành của Người với những nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới của Lênin. Đồng thời là sự phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin của Người về xây dựng Đảng Cộng sản trong điều kiện mới.
4. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công,đại thành công” . Luận điểm nổi tiếng này của Chủ tịch Hồ Chí Minh đại thành công” . Luận điểm nổi tiếng này của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát huy cao nhất truyền thống cố kết dân tộc cao của dân tộc Việt Nam, và đã trở thành tư tưởng chỉ đạo chiến lược xuyên suốt cả quá trình cách mạng Việt Nam.
Tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh cùng với đạo đức và nhân cách vô cùng cao thượng và trong sáng của Người đã quy tụ được khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đấu tranh vì thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Với mẫu số chung của đại đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh là ý thức dân tộc và tinh thần yêu nước, Người đã đoàn kết được mọi con dân Việt Nam, làm nên sức mạnh to lớn của cách mạng Việt Nam để chiến thắng mọi kẻ thù.
Toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Người, bao gồm: Sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, sáng lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, sáng lập Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, sáng lập Quân đội nhân dân Việt Nam,.. Hồ Chủ Tịch đã kế thừa và phát huy thành công truyền thống cộng đồng quý báu của dân tộc, đánh giá đúng, đề cao sức mạnh và phát huy tinh thần quật cường của nhân dân ta, mà luôn thực hiện đường lối cách mạng đại đoàn kết toàn dân, với nguyên tắc “tin dân, dựa vào dân”, “tất cả sức mạnh đều từ dân mà ra”39.
Đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược cơ bản, lâu dài, trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh mãi mãi là một sức mạnh làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
5. Xây dựng Nhà nước Việt Nam thành Nhà nước của dân, dodân và vì dân là cống hiến vĩ đại của Người vào kho tàng lý luận của dân và vì dân là cống hiến vĩ đại của Người vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước.
Trong tư tưởng về xây dựng nhà nước kiểu mới, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Bản chất dân chủ triệt để của nó; Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước; Kết hợp cả đạo đức và pháp luật trong quản lý xã hội.
Những luận điểm cơ bản của Người về xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân bao gồm: Xây dựng Nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân; Nhà nước của dân, do dân, vì dân là sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước; Một nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ; Nhà nước của dân, do dân và vì dân là phải xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả.
Là người đứng đầu nhà nước mới ở Việt Nam suốt 24 năm, Hồ Chí Minh đã kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa quản lý xã hội bằng pháp luật với phát huy những truyền thống tốt đẹp trong đời sống cộng đồng người Việt Nam được hình thành qua hàng ngàn năm lịch sử. “Phép trị nước” của Hồ Chí Minh là kết hợp cả “pháp trị” và “đức trị - nhân trị”; “pháp trị” rất nghiêm khắc, công minh và “đức trị - nhân trị” cũng rất tình người, bao dung, thấu tình đạt lý.