III. CÁC TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC TIÊU BIỂU.
9. Những nét đặc trưng của tư tưởng Việt Nam trước khi du nhập chủ nghĩa Mác-Lênin.
nhập chủ nghĩa Mác-Lênin.
- Tư tưởng triết học Việt Nam chưa có hệ thống, chưa có các trường phái riêng biệt cũng như chưa có các tác phẩm triết học chuyên biệt. Phần lớn tư tưởng triết học được thể hiểntong các lĩnh vực văn học, sử học, nghệ thuật, chính trị, đạo đức, y học ... Việt Nam chưa có hệ thống các pham trù triết học riêng biệt mà chỉ sử dụng hệ thống các khái niệm, phạm trù triết học của Trung Quốc và Ấn Độ với sự thay đổi một ít cấu trúc, nội dung gốc của nó.
- Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là không rõ nét Cuộc đấu tranh này không thành trận tuyến, không trải ra khắp trên các vấn đề. Chủ nghĩa duy tâm kết hợp với tôn giáo là thế giới quan bao trùm; Chủ nghĩa duy vật và quan niệm vô thần chỉ xuất hiện trên từng vấn đề, từng điểm cụ thể. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và quan niệm vô thần chống chủ nghĩa duy tâm và quan niệm hữu thần chỉ là sự đấu tranh giữa các yếu tố chống lại hệ thống, cái kinh nghiệm chỉ mới được khảo sát chống lại cái lý luận có bề thế.
Lập trường duy vật, duy tâm thể hiện trong giải quyết mối quan hệ giữa tâm và vật, linh hồn với thể xác, lý với khí, giải thích nguyên nhân nguồn gốc tạo nên những sự kiện cơ bản của đất nước, con người: An nguy quốc gia, trị loạn xã hội, hưng vong của các triều đại, vấn đề số mệnh của bản tính con người.
Chủ nghĩa duy tâm ở Việt Nam có nguồn gốc từ tam giáo và tín ngưỡng dân gian cổ truyền:
Các yếu tố duy tâm trong Nho giáo thể hiện ở sự thừa nhận mệnh trời; Họ cho rằng trong con người có hai phần thiên lý (đạo đức phong kiến) và nhân dục (nhu cầu của con người). Nếu thiên lý thắng thì xã hội trị, nếu nhân dục thắng thì xã hội loạn. Muốn xã hội trị phải tiết dục (hạn chế lòng mong muốn), tri túc ... Như vậy họ đã coi tư tưởng của con người là động lực phát triển của xã hội, họ chủ trương khổ hạnh và ngu dân, không thấy nhu cầu là một trong các động lực phát triển của xã hội.
Các yếu tố duy tâm trong Phật giáo thể hiện ở chỗ thừa nhận Nghiệp, Kiếp theo nhân quả luân hồi mà thể hiện rõ nhất, tập trung nhất trong tứ diệu đế.
Chủ nghĩa duy vật và quan niệm vô thần tuy không đánh đổ tận gốc chủ nghĩa duy tâm và quan niệm hữu thần, chưa đạt trình độ sâu sắc toàn diện, nhưng cũng đã đối địch trên từng luận điểm cụ thể. Chẳng hạn để chống lại sự trang nghiêm của định mệnh, các nhà tư tưởng Việt Nam đã từng quan niệm “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”, “lẽ trời là lòng dân”, “xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”.
- Quan niệm về dân tộc độc lập và quốc gia có chủ quyền là tương đối có hệ thống và khá hoàn chỉnh. Quan niệm này biểu hiện ở các điểm sau: Tư tưởng yêu nước là tư tưởng xuyên suốt lịch sử tư tưởng Việt Nam biểu hiện cả trên ba khía cạnh Lý luận về dân tộc, Lý luận về dân tộc độc lập và quốc gia có chủ quyền, Lý luận về chiến lược và sách lược chiến thắng quân thù.
Phạm trù dân tộc thường được nhắc đến là Quốc, Nước. Năm 544 - 548, sau khi đánh đuổi được giặc phương Bắc, Lý Bí đã vứt bỏ các tên gọi mà giặc phương Bắc áp đặt cho ta như Giao Chỉ, Giao Châu, An Nam đô hộ phủ mà đặt tên nước là Vạn Xuân. Nhà Ngô 938 - 967 gọi tên nước là Đại Việt. Nhà Đinh 968 - 980 gọi tên nước là Đại Cồ Việt. Nhà Lý và Nhà Lê đều đặt tên nước là Đại Việt, Nhà Hồ đặt tên nước là Đại Ngu. Người đứng đầu đất nước cũng được đổi từ vương sang đế sánh ngang hàng các hoàng đế phương Bắc như Trưng Vương sang Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương sang Đinh Tiên Hoàng Đế ... Trong “Bình Ngô đại cáo” Nguyễn Trãi đã phát triển quan niệm dân tộc độc lập với những chất mới và khá toàn diện trên mọi lĩnh vực văn hiến, lãnh thổ, phong tục, lịch sử, hào kiệt.
Lý luận về dân tộc độc lập và quốc gia có chủ quyền là những nguyên lý không chỉ nhận thức một lần là xong, mà là một quá trình phát triển không ngừng đi từ huyền bí đến cơ sở hiện thực đanh thép, từ lý lẽ đơn sơ đến lý luận phong phú. Điều này biểu hiện rất rõ trong tư tưởng của Lý Thường Kiệt qua bài “Nam quốc sơn hà”, đến Trần Quốc Tuấn với bài “Hịch tướng sỹ” thì nước Việt độc lập không chỉ vì sách trời đã ghi mà phải đuổi giặc đi để rửa nhục cho nước, để bảo vệ quyền lợi của quốc gia và gia tộc; đến Nguyễn Trãi trong bài ”Bình Ngô đại cáo” thì nước Đại Việt phải sạch bóng quân thù vì Đại Việt là một nước văn hiến, cứu nước trước hết là cứu dân, vì biết đánh và biết thắng trước giặc ngoại xâm tàn ác và bóc lột dã man dân lành...
Lý luận về chiến lược và sách lược chiến thắng quân thù thể hiện ở những điểm sau: Phải coi trọng sức mạnh của cộng đồng “vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức giặc ắt bị bắt” (Trần Quốc Tuấn), “thiết quân rượu hòa nước, dưới trên đều một dạ cha con” (Nguyễn Trãi); Phải coi trọng vai trò của dân “chở thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân” (Nguyễn Trãi); Phải có trách nhiệm đối với dân, chăm dân và dưỡng sức dân “khoan thư sức dân làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách giữ nước” (Trần Quốc Tuấn). Phương pháp luận trong công cuộc dựng nước và giữ nước, người Việt thường căn cứ vào thời và ý dân, lấy ít địch nhiều, lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí dân thay cường bạo.
- Về đạo làm người các nhà tư tưởng Việt Nam thường dựa vào các đạo Nho, Phật, Lão coi đó là cơ sở hành động của mình. Từ sau Lý, Trần Nho giáo dần dần được đề cao hơn. Cụ thể, khi vào đời họ đều khẳng định Nho giáo là tư tưởng sống của mình, khi bước ra khỏi đời sống chính trị và phải giải quyết các vấn đề ốm đau - sống chết - phúc họa - may rủi thì họ dùng Phật giáo làm chỗ dựa tinh thần, khi sa cơ lỡ vận họ tìm đến đạo Lão để được an ủi, được tự do tự tại.
- Nói chung thế giới quan của các nhà tư tưởng Việt Nam trước