Nguyễn Tài Thư (Chủ biên) Lịch sử tư tưởng Việt Nam Tập 1 Nhà xuất bản khoa học xã hộ i Hà Nội 1993 Tr228 229.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VIỆT NAM (Trang 45 - 48)

III. CÁC TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC TIÊU BIỂU.

12 Nguyễn Tài Thư (Chủ biên) Lịch sử tư tưởng Việt Nam Tập 1 Nhà xuất bản khoa học xã hộ i Hà Nội 1993 Tr228 229.

lực, nhân lực của Phật giáo vào tệ chứa chấp những kẻ lười biếng không cày mà có ăn, không dệt mà có mặc, trốn tránh nghĩa vụ đối với Nhà nước làm tổn thương đến Nho phong. Họ bóc trần những hậu quả và tệ nạn xã hội do Phật giáo gây ra trong đời sống hiện thực và những ảnh hưởng xấu của Phật giáo đến sự tiến bộ xã hội.

- Trong số các nhà tư tưởng tiêu biểu của thời kỳ này thì Trần Quốc Tuấn xứng đáng là nhà tư tưởng lớn, nhà quân sự thiên tài.

+ Ông là con của An Sinh Vương Trần Liễu, sinh dưới thời Trần Thái Tông (Trần Cảnh) chưa rõ năm nào và mất năm 1300 (thời Trần Anh Tông). Ông là vị tướng cầm quân ba lần đánh tan quân Nguyên Mông trong đó hai lần sau là tiết chế thống lĩnh các đạo quân (1257, 1285, 1287). Ông là người đức độ, quý trọng nhân tài, luôn vì nước mà tiến cử nhân tài như Yiết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu...

Ông để lại cho đời sau những tác phẩm nổi tiếng: Hịch tướng sỹ, Binh gia diệu lý yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư. Hai tác phẩm sau nay đã thất truyền. Những tư tưởng chính của ông là:

+ Dựa vào dân để đánh giặc giữ nước, làm cho mỗi người dân trở thành một chiến sỹ tham gia vào cuộc chiến đấu chống quân xâm lược.

Muốn thế thì phải đoàn kết toàn dân. Muốn đoàn kết toàn dân thì phải khoan thư sức dân. Khoan thư sức dân là “kế sâu gốc bền rễ”, “là thượng sách giữ nước”. Khoan thư sức dân là nền móng của khối đại đoàn kết toàn dân để khi có chiến tranh thì sức mạnh của nhân dân được nhân lên gấp bội. Tức:

Phải quan tâm đến việc sản xuất và đời sống của dân, tranh thủ sự đồng lòng và ủng hộ của dân.

Phải thấy quần chúng nhân dân có vai trò quyết định đối với sự phát triển tài năng của các vị anh hùng xuất chúng. Anh hùng chỉ làm nên nghiệp lớn khi có sự giúp đỡ của quần chúng. Không có sự giúp đỡ và ủng hộ của quần chúng thì không có các anh hùng xuất chúng.

+ Ông thấy được rằng, để thực hiện đoàn kết toàn dân thì nội bộ nhà Trần phải đoàn kết xiết chặt xung quanh vua và ông là những người đại biểu cho ý chí chống ngoại xâm của cả dân tộc. Ông noi gương Trần Thái Tông khi nhà vua tự hòa giải với Trần Liễu mà chủ động cải thiện quan hệ giữa ông với Trần Quang Khải.

+ Nền tảng cho tư tưởng xây dựng đội quân thường trực và lực lượng vũ trang nhân dân của ông là “lòng dân không chia”, “cả nước góp sức” chống giặc.

Với đội quân thường trực ông chủ trương tinh hơn đa.

Chất lượng của đội quân theo ông, nó phụ thuộc không ít vào sự đoàn kết nhất trí, chung sức chung lòng của quân sỹ. Ông chủ trương nguyên tắc xây dựng quân đội “quân lính một lòng như cha con”.

Ông đối đãi trọng hậu với các tỳ tướng. Ông chỉ ra cho các tỳ tướng và tỳ tướng thuộc hạ của mình thấy rõ sự gắn bó quyền lợi của mình với tập đoàn vương hầu quý tộc nhà Trần. Sự thống nhất về quyền lợi ấy là cơ sở cần thiết tạo nên sự thống nhất ý chí giữa vua tôi, tướng sỹ, binh lính.

+ Trong xây dựng quân đội, ông là người rất chú ý quan tâm đến vấn đề tinh thần quân đội. Ông rất coi trọng vấn đề tư tưởng mà trước hết là tư tưởng của các tỳ tướng.

Ông xác định dứt khoát lập trường địch ta là không đội trời chung. Ông phê phán kịch liệt những kẻ “nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn, làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức, nghe nhạc thái thường đãi yến ngụy sứ mà không biết căm”.

Ông truyền ngọn lửa căm thù cho tướng sỹ “ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xẻ thịt lột da nuốt gan uuống máu quân thù”.

+ Phẩm chất hàng đầu của tướng sỹ cũng là của toàn quân mà ông đòi hỏi là trung nghĩa, nhưng trung nghĩa ở ông cũng chỉ dừng ở trung với vua. Ngoài ra để xây dựng những phẩm chất cho toàn quân, ông còn đề xuất một loạt các khái niệm đạo đức như anh hùng, vinh dự, sỹ nhục... chống lại những tư tưởng cầu an hưởng lạc, khích lệ toàn quân luyện tập, nâng cao tinh thần cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu.

+ Ông là người quan tâm đúng mức đến việc rèn luyện năng lực chỉ huy của tướng lĩnh và nâng cao trình độ tác chiến của binh sỹ. Theo ông, người giỏi cầm quân không cần bày trận, người giỏi bày trận thì không cần phải đánh, người giỏi đánh thì không thua, người khéo thua thì không chết.

+ Trong chiến tranh chính nghĩa cứu nước ông có phương châm tác chiến chính xác: “Giặc cậy trường trận, ta cậy đoản binh, lấy đoản chế trường là việc thường của binh pháp”.

Những tư tưởng chính trị quân sự thiên tài của ông là những cống hiến quan trọng vào sự phát triển lịch sử tư tưởng nước nhà. Nó phản ánh những quy luật cơ bản của chíến tranh giữ nước không phải chỉ thời Trần mà còn mãi về sau.

- Điểm nổi bật của tư tưởng Việt Nam giai đoạn này có mấy điểm sau: Về tư tưởng, Phật giáo phát triển mạnh trở thành như quốc giáo, Nho giáo tồn tại như một hiện tượng hiển nhiên, Lão giáo chi phối ảnh hưởng mê tín của nhân dân, ba tôn giáo này là nền tảng tư tưởng của đời sống tinh thần người Việt. Trên nền tảng ấy, nổi bật lên tư tưởng dân tộc là:

+ Khoan sức dân: Đoàn kết với dân, tổ chức dân, dưỡng dân.

+ Nêu cao đạo đức: yêu nước, anh hùng, vinh dự, sỹ nhục, trung nghĩa và hiếu thuận.

+ Kết hợp hợp lý Thần quyền - Thế quyền - Tôn giáo trong lĩnh vực chính trị.

- Nói chung, chính trị xã hội giai đoạn này gắn liền với thực thiễn dựng nước và giữ nước, Chủ nghĩa duy tâm mang đậm tín ngưỡng Phật giáo; Cuối thế kỷ XIV, Phật giáo bị phê phán nên dần suy yếu và thay thế vào đó là sự phát triển của Nho giáo (Tống Nho bàn nhiều về Lý và Khí).

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VIỆT NAM (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w