Xem thêm sácg đã dẫn trang 460 đến 484.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VIỆT NAM (Trang 72 - 74)

III. CÁC TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC TIÊU BIỂU.

21Xem thêm sácg đã dẫn trang 460 đến 484.

Nguyễn Ánh đã phải dựa vào thế lực Công giáo tại Việt Nam mà đại biểu là Bá đa Lộc. Nhờ ông ta Nguyễn Ánh đã chiêu một được một số sỹ quan đánh thuê người Pháp phong phẩm hàm cao cho họ và sau chiến thắng họ đã ở lại làm đình thần cho nhà vua. Tuy nhiên, Gia Long sớm nhận ra nguy cơ từ các ân nhân da trắng này kể cả giáo sỹ và sỹ quan có thể gây ra cho đất nước. Bởi vây khi chưa tự mình trở mặt qua nhanh, thì ông đã giao việc chống đạo và trục xuất các sỹ quan da trắng cho Minh Mạng.

Gia Long là người có nhiều biểu thị hoài nghi đối với Phật giáo và nghiêm khắc với tăng chúng. Với Nguyễn Ánh thì nhà sư dù có chân tu đi nữa cũng chẳng ích gì cho nước, còn với Gia Long thì Nho giáo phải ở địa vị độc tôn tuyệt đối. Bộ luật Gia Long nhanh chóng ra đời, một mặt vì lợi ích của bản thân mà triều đình nhà Nguyễn phải thi hành những chính sách nhằm đè bẹp sự phản kháng của các thế lực tàn dư của các vương triều Tây Sơn và Lê - Trịnh cũng như phải đàn áp các cuộc nổi dậy khác; mặt khác nhà Nguyễn cũng thi hành những chính sách nhằm ổn định xã hội và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Đây là vân đề có ý nghĩa cơ bản, thường xuyên, lâu dài hơn.

Gia Long và những người kế nghiệp đã có ý thức rút ra các bài học sụp đổ của tổ tiên họ và cuả các vương triều Lê - Trịnh, Nguyễn Tây Sơn mà rất quan tâm đến việc tranh thủ lòng dân và thấy sự cần thiết phải thi hành đường lối thân dân. Trong lời nói Gia Long bàn “Cất quân đánh dẹp cốt ở yên dân’, “Phép binh cốt ở uy nghiêm, trị nước cốt ở nhân thái, cho nên vương giả dụng binh chỉ cần dẹp yên giặc cho dân yên nghiệp làm ăn, ra trận chém giết là bất đắc dĩ”. Về việc làm thì năm 1799 Nguyễn Ánh đã từng gỉam thuế thân một năm cho dân Bình Định để thu phục lòng người; ông cũng đã có nhiều điều lệnh đảm bảo cho sự an ninh của nhân dân trong chiến tranh và duy trì tốt mối quan hệ giữa quân đội và nhân dân như cấm quân thuỷ không được đổ thuyền ở bến đò, cấm quân bộ không được xin củi lửa rơm cỏ của dân mà phải tự kiếm lấy, cấm quân đội không được tự tiện giết tù binh...

Nhà Nguyễn bắt đầu từ “Gia Long thực sự có nhu cầu và có ý chí một mặt bóp chết các âm mưu và hành động chống đối dù là của nhân dân hay là của các thế lực phong kiến khác, một mặt thì phải tranh thủ lòng dân, ổn định xã hội. Với các nguyên tắc tam cương, ngũ thường, với đường lối nhân chính, với lý tưởng xây dựng một xã hội hòa mục và có kỷ

cương, với cả mặt tiến bộ và mặt không tốt của nó Nho giáo là học thuyết duy nhất có khả năng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của chế độ phong kiến trung ương tập quyền trên nước Đại Nam thống nhất. Đó chính là nguyên nhân chủ yếu khiến cho nhà Nguyễn giành cho Nho giáo địa vị độc tôn”22. Lên ngôi năm 1802 thì năm 1803 Gia Long đã cho lập nhà Quốc học ở kinh đô Phú Xuân, khoa thi đầu tiên được mở vào năm 1807, năm 1826 Minh Mạng đổi thành Quốc tử giám dựng thêm ở đó một giảng đường, hai học xá và cấp lương bổng cho các giám sinh. Một hệ thống các cơ quan giáo giáo dục Nho học cả hành chính lẫn sự nghiệp được tổ chức từ Trung ương đến địa phương. Các vua thường đích thân ra đề thi và chấm bài các kỳ thi Đình, hoặc khảo sát các nhà khoa bảng. Tuy nhiên, việc dạy và học Nho học nặng về từ chương, khoa cử, chú trọng nhiều đến các sự kiện lịch sử Trung Quốc, đề cao Tứ thư Ngũ kinh, nhẹ về Việt sử và gạt bỏ khoa học kỹ thuật. Việc đào tạo của nhà Nguyễn có thể đào tạo được những nhà văn hóa lớn hơn giai đoạn trước nhưng không thể đào tạo ra được những nhà kinh bang tế thế đủ sức đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời đại chủ nghĩa tư và chủ nghĩa đế quốc.

Trong các vua triều Nguyễn thì Gia Long là người có thái độ hoài nghi Phật giáo và nghiêm khắc với tăng chúng Phật giáo nhất không chỉ vì ông ta tuyệt đối đối hóa vai trò của Nho giáo mà còn vì Phật giáo cuối thế kỷ XVIII đã phát triển mạnh theo hướng phù thủy, bùa chú, mê tín, dị đoan; một số sư tăng không còn là người có đạo mà chỉ là những kẻ trốn việc quan đi ở chùa, đam mê trần tục, lừa dối chúng sinh; một số chùa thường là nơi hội tụ, ẩn náu của những người phiến loạn hoặc lười biếng. Những người nổi tiếng nhất có vai trò hàng đầu trong việc phục hưng Phật giáo với tư cách là một học thuyết như Ngô Thời Nhậm, Toàn Nhật thì đều đã phục vụ triều Tây Sơn.

2- Minh Mạng (1791 - 1840) và sách “Minh Mạng chính yếu”.

Theo giáo sư Lê Sỹ Thắng thì trong lịch sử tư tưởng nước ta, trước Minh Mạng chưa có tác phẩm nào có giá trị nền tảng tư tưởng và đề cập đến gần như tất cả các vấn đề quan trọng nhất của việc trị nước. Đã chỉ có những đoạn ngắn có giá trị tổng kết và nêu lên những những tư tưởng chỉ đạo chung (như lời dặn lại của Trần Hưng Đạo) hoặc những tư tưởng chỉ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VIỆT NAM (Trang 72 - 74)