II. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA TƯ TƯỞNG VIỆT NAM SAU 1930.
39 Xem Sđd, tập 4, trang 101; tập 5, trang 55, 409.
Thực tế đó cho thấy rằng, Hồ Chí Minh là một nhà lập pháp sắc sảo, đồng thời là một nhà hành pháp nghiêm minh. Pháp quyền trong tư tưởng của Người là pháp quyền nhân nghĩa rất đặc sắc.
Tư tưởng về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân là một cống hiến về lý luận và thực tiễn, to lớn và đặc sắc của Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin.
6. Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một trong những nguyên thủ quốcgia rất hiếm của thế giới đồng thời nhà đạo đức học. gia rất hiếm của thế giới đồng thời nhà đạo đức học.
Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời. Suốt cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của mình, vấn đề đạo đức cách mạng luôn được Người quan tâm ở vị trí hàng đầu. Đạo đức mà Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm và dày công vun đắp cho dân tộc Việt Nam là đạo đức suốt đời vì hạnh phúc nhân dân.
Là nhà đạo đức học, Người có nhiều tác phẩm chuyên về đạo đức. Các tác phẩm đạo đức tiêu biểu của Người là “Sửa đổi lối làm việc” - 1947, “Đạo đức cách mạng” – 1955 và 1958, “Nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân” – 1969, “Di chúc” – 1965, 1967, 1968.
Những chuẩn mực đạo đức cách mạng cụ thể, chi tiết đúng cho từng đối tượng người, ngành nghề, giới tính, lứa tuổi, và những chuẩn mực chung có ý nghĩa cơ bản mang tính phổ cập của đạo đức con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được Hồ Chí Minh quy định đều thể hiện cả trên ba bình diện: Đạo đức với tự mình phải rất nghiêm khắc; Đạo đức với người phải thật sự khoan dung, độ lượng; Đạo đức với công việc phải tận tâm, tận lực.
Trước Cách mạng Tháng Tám, chuẩn mực đạo đức được Người đặt lên hàng đầu là vì độc lập của Tổ Quốc. Sau Cách mạng Tháng Tám, mối quan tâm hàng đầu về chuẩn mực đạo đức của Người là liêm chính chí công vô tư, chăm lo cung phụng lợi ích của nhân dân:
Người viết: “Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư”40.