M 2: Khối lượng chất khô
4.2.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi đến dịch trích ly
Để vừa có nồng độ dịch trích đảm bảo để phối chế tạo sản phẩm rượu mùi vừa có hiệu suất trích ly cao tôi tiến hành nghiên cứu tìm tỷ lệ thảo mộc/rượu.
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi đến lượng chất lượng dịch thảo mộc
Tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi
Cam thảo Đinh lăng Quế
Nồng độ (%) Hiệu suất (%) Nồng độ (%) Hiệu suất (%) Nồng độ (%) Hiệu suất (%) 1:3 * * * * 5,28a 10,08c 1:5 3,78a 12,87d 2,42a 7,63c 2,64b 10,17bc 1:7 2,52b 13,53c 1,59b 8,18b 1,78c 10,42b 1:9 1,86c 13,73b 1,19c 8,48a 1,41d 10,92a 1:11 1,48d 13,92a 0,95d 8,63a * *
LSD 0,03 0,16 0,04 0,17 0,09 0,29
Ghi chú: Với cam thảo và đinh lăng, không dùng 60ml rượu 50º cho 20g nguyên liệu
để trích vì lượng dung môi không đủ ngập nguyên liệu hiệu suất thu hồi dịch thấp, với quế không sử dụng 220ml cho 20g quế vì nồng độ loãng.
Hình 4.2: Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi đến nồng độ dịch thảo mộc
Hình 4.3: Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi đến hiệu suất trích ly của các loại thảo mộc
Qua bảng số liệu và đồ thị có thể thấy được lượng rượu dùng để trích ly tỷ lệ nghịch với nồng độ dịch trích và tỷ lệ thuận với hiệu suất trích ly thu được. Cụ thể đối với 20g cam thảo khi sử dụng lượng rượu lần lượt là 100, 140, 180 và 220ml để chiết nồng độ giảm đi đáng kể lần lượt là 3,78%; 2,52%; 1,86% và 1,48% tuy nhiên hiệu suất vẫn tăng liên tục với các giá trị là 12,87%; 13,53%; 13,73% và 13,92%. Tương tự đối với đinh lăng nồng độ cũng giảm nhưng hiệu suất vẫn tăng. Đối với quế lượng rượu sử dụng lần lượt là 60ml, 100ml, 140ml và 180 ml cũng cho dịch trích nồng độ giảm dần và hiệu suất tăng. Khi sử dụng cùng một tỷ lệ ta thấy cam thảo có nồng độ dịch trích và hiệu suất trích ly là cao nhất sau đó đến quế, cuối cùng là đinh lăng.
Nguyên nhân của việc tăng hiệu suất và giảm nồng độ của dịch trích khi tăng lượng rượu sử dụng là do với lượng rượu càng lớn thì lượng chất tan vào trong đó sẽ tăng (hiệu suất tăng) nhưng đồng thời cũng là sự pha loãng dịch trích (nồng độ giảm). Do đó để xác định được tỷ lệ dung môi/nguyên liệu cho trích ly phù hợp nhất ta cần phải chú ý sao cho có được hiệu suất cao nhưng phải thu được nồng độ phù hợp để phối chế do dịch trích nồng độ cao có chất lượng tốt hơn. Từ phân tích trên tôi có kết luận về tỷ lệ trích ly cho mỗi loại thảo mộc như sau: đối với cam thảo sử dụng tỷ lệ trích ly là 1 nguyên liệu/ 9 dung môi, với đinh lăng và quế chọn tỷ lệ trích ly là 1/7. Vì với tỷ lệ này cho nồng độ cao trên 1,5% lần lượt với cam thảo, quế, đinh lăng là 1,86%; 1,78%; 1,59 % và đạt hiệu suất cao, dịch trích này đủ điều kiện cho phối chế rượu mùi.