PHẦN THỨ NĂM – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn nguyên liệu thảo mộc phù hợp để sản xuất rượu mùi (Trang 56 - 58)

M 2: Khối lượng chất khô

PHẦN THỨ NĂM – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

5.1. Kết luận

Qua những kết quả nghiên cứu tôi đi đến một số kết luận sau:

- Xác định được mẫu rượu sử dụng làm nguyên liệu trong đề tài đạt quy định kỹ thuật của rượu trắng theo TCVN 7043: 2002.

- Thu hồi dịch trích các loại thảo mộc:

+ Trích ly dịch cam thảo với thời gian trích ly tốt nhất là 10 ngày, tỷ lệ cam thảo/ rượu trích ly là 1:9,

+Trích ly dịch đinh lăng với thời gian trích ly là 14 ngày, tỷ lệ cam thảo/ rượu trích ly là 1:7.

+ Trích ly dịch quế với thời gian trích ly là 10 ngày, tỷ lệ cam thảo/ rượu trích ly là 1:7.

- Lượng thảo mộc phù hợp cho sản xuất rượu mùi với từng loại thảo mộc: + Với cam thảo sử dụng 5% dịch trích cam thảo 1,2%.

+ Với đinh lăng sử dụng 5% dịch trích cam thảo 1,5%. + Với quế sử dụng 5% dịch trích cam thảo 1,2%.

- Đã xác định được nguyên liệu ưa thích cho sản xuất rượu mùi là quế. Với tỷ lệ phối chế là 70% rượu 50º; 3% đường; 5% dịch trích quế 1,2%; 22% nước.

- Sau khoảng thời gian tàng trữ màu sắc của các công thức có sự thay đổi sau 1 khoảng thời gian thì ổn định. Với rượu mùi hương quế ổn định sau 30 ngày.

5.2. Kiến nghị

Do thời gian và kinh phí thực tập có hạn nên tôi bước đầu đạt được kết quả như đã nêu trên. Vì vậy tôi đề nghị:

- Cần nghiên cứu kĩ hơn tác dụng của các chất có trong thảo mộc.

- Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của số lần trích ly, nhiệt độ trích ly,… tới dịch trích thu được để đạt được nồng độ dịch trích và hiệu suất trích ly cao hơn.

- Cần nghiên cứu sâu hơn nữa về chất thơm trong tinh dầu của thảo mộc có trong sản phẩm rượu mùi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn nguyên liệu thảo mộc phù hợp để sản xuất rượu mùi (Trang 56 - 58)