Ảnh hưởng của thời gian đến dịch trích ly

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn nguyên liệu thảo mộc phù hợp để sản xuất rượu mùi (Trang 41 - 43)

M 2: Khối lượng chất khô

4.2.1. Ảnh hưởng của thời gian đến dịch trích ly

Đối với mỗi quá trình trích ly đều phải xác định thời gian cho phù hợp, nếu thời gian trích ly quá ngắn thì hàm lượng chất khô hòa tan trong dịch trích sẽ thấp nhưng nếu thời gian chiết quá dài đều gây tổn thất chất hòa tan trong dịch chiết mà lại tốn thời gian. Vì thế khi trích ly các chất hòa tan trong thảo mộc, tôi khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến khả năng trích ly các hoạt chất trong thảo mộc.

Tiến hành trích ly ở điều kiện thời gian từ 2ngày, 6 ngày, 10 ngày, 14 ngày.

Bảng 4.2: Ảnh hưởng của thời gian trích ly đến chất lượng dịch thảo mộc

Cam thảo Thời gian trích ly (ngày) Nồng độ dịch trích ly (%) Hiệu suất trích ly (%) 2 1,54c 5,3c 6 3,51b 12,1b 10 3,78a 12,85a 14 3,83a 13,03a LSD 0,06 0,2 Đinh lăng 2 0,95d 3,05d 6 1,5c 4,82c 10 2,04b 6,47b 14 2,42a 7,63a LSD 0,05 0,19 Quế 2 2,32c 4,53c 6 4,28b 8,35b 10 5,28a 10,08a 14 5,31a 10,1a LSD 0,08 0,12

Ghi chú: Ở phần nồng độ dịch trích và hiệu suất trích ly, các số liệu có số mũ là chữ cái

khác nhau thì sự khác biệt là có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% ngược lại thì sự khác biệt là không có ý nghĩa.

Để nhìn tổng quát và rõ hơn, dưới đây là biểu đồ thể hiện nồng độ dịch và hiệu suất trích ly theo thời gian:

Hình 4.1: Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của thời gian trích ly đến nồng độ dịch thảo mộc

Từ kết quả của bảng và đồ thị ta thấy. Khi tăng thời gian trích ly thì nồng độ chất tan trong dịch chiết cũng tăng lên. Cụ thể khi trích ly trong 2 ngày thì nồng độ dịch của cam thảo là 1,54%, đinh lăng là 0,95%, quế là 2,32% , khi trích ly 14 ngày thì nồng độ dịch của cam thảo là 3,83%, đinh lăng là 2,42%, quế là 5,31%. Có thể thấy, nồng độ dịch có sự khác biệt rõ rệt giữa trích ly 2 ngày với 14 ngày, sự sai khác là có ý nghĩa.

Quan sát kỹ số liệu ta thấy rõ một điều đó là nồng độ cũng như hiệu suất trích ly tăng mạnh trong thời gian đầu sau đó tăng chậm lại trong những ngày tiếp theo. Cụ thể, đối với cam thảo và quế nồng độ dịch trích đã ổn định sau 10 ngày trích ly ( sự sai khác với 14 ngày là không có ý nghĩa), còn với đinh lăng nồng độ địch trích vẫn còn tăng nhưng tăng chậm lại sự sai khác giữa trích ly 10

ngày và 14 ngày vẫn có ý nghĩa. Vậy đinh lăng cần thời gian trích ly dài hơn cam thảo và quế.

Sự tăng nhanh nồng độ dịch trích trong khoảng thời gian chiết đầu tiên sau đó tăng chậm lại là do các chất hòa trong thảo mộc không thể cùng một lúc tan vào trong rượu mà cần có thời gian để hòa tan được tối đa, trong khoảng thời gian đầu nồng độ dịch còn rất thấp nên tốc độ hòa tan của những hoạt chất trong thảo mộc vào trong rượu cao hơn, những ngày tiếp theo khi dịch trích có nồng độ tương đối cao tốc độ hòa tan sẽ chậm lại sau đó đạt giá trị ổn định (nồng độ dịch trích tăng lên không có ý nghĩa).

Từ những phân tích ở trên, tôi thấy cần có thời điểm để dừng quá trình trích ly sao cho hiệu suất trích ly và nồng độ thu được là tối ưu nhất. Đối với cam thảo và quế, tôi chọn thời gian trích ly là 10 ngày( 5 ngày trích ly lần 1 và 5 ngày trích ly lần 2) đảm bảo thời gian và chất lượng dịch, vì trích ly trong 2 ngày và 6 ngày thì nồng độ dịch cũng như hiệu suất là không cao, trích ly 14 ngày nồng độ của dịch lớn hơn trích 10 ngày không có ý nghĩa, thêm vào đó hiệu suất trích ly cũng có sự thay đổi nhỏ, sự thay đổi không có ý nghĩa. Đối với đinh lăng, chọn trích ly trong 14 ngày là tối ưu nhất, vì có nồng độ dịch và hiệu suất cao khác hẳn so với trích trong 10 ngày, 6 ngày , 2 ngày. Từ đó có thể thấy, cam thảo và quế có ưu điểm hơn đinh lăng về thời gian trích ly.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn nguyên liệu thảo mộc phù hợp để sản xuất rượu mùi (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w