- Về mặt xã hội, bước vào thế kỷ 21, đất nước Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng có nhiều chuyển biến tích cực về cơ cấu phát triển kinh tế,
2.3.3. Hình thức quản lý Dự án.
Dự án được thực hiện với hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án (công ty tự tổ chức giám sát và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật).
Trong trường hợp công ty thành lập ban quản lý dự án để quản lý thì ban quản lý dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước giám đốc (chủ đầu tư) về nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Ban quản lý dự án được đồng thời quản lý nhiều dự án khi có đủ năng lực và được giám đốc cho phép, nhưng không được thành lập các ban quản lý dự án trực thuộc để thực hiện việc quản lý dự án.
Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án. 2.3.4. Các nội dung về quản lý dự án.
Các Nội dung quản lý dự án theo Viện Nghiên cứu Quản trị dự án quốc tế (PMI) gồm chín lĩnh vực chính, đó là:
• Lập kế hoạch tổng quan, quản lý phạm vi • Quản lý thời gian, quản lý chi phí
• Quản lý chất lượng • Quản lý nhân lực • Quản lý thông tin • Quản lý rủi ro
Chủ đầu tư
Tự thực hiện Ban quản lý dự án
Tổ chức thực
hiện dự án I Tổ chức thực hiện dự án II
Tổ chức thực hiện dự án III
Có bộ máy đủ
• Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán
Nhưng trong phạm vi bài viết này, tác giả xin chỉ đưa ra những phân tích đánh giá về tình hình quản lý dự án trên Nội dung quản lý về chất lượng, đây cũng là những lĩnh vực quản lý chính mà Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát triển nhà Hà Nội số 52 đã chú trọng thực hiện trong hoạt động quản lý dự án đầu tư nói chung, và Dự án Xây dựng Tổ hợp hợp thương mại dịch vụ, văn phòng và nhà ở Nam Hoàng Quốc Việt nói riêng.
2.3.4.1. Giải pháp kỹ thuật hệ thống hạ tầng. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
* Quy hoạch cấp nước:
Giải pháp cấp nước của dự án sử dụng tuyến đường ống D.800 của hệ thống nước sạch Thành phố chạy dọc tuyến phố Hoàng Quốc Việt.
Giải pháp cấp nước cho các công trình của dự án như sau: từ mạng phân phối, nước được cấp vào bể ngầm (sinh hoạt, chữa cháy...) của nhà, sau đó bơm lên bể nước trên mái để từ đây phục vụ cấp nước cho các căn hộ, các văn phòng và khu kinh doanh dịch vụ.
* Quy hoạch thoát nước:
Xây dựng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn :
- Thoát nước mưa: Đặt tuyến cống dọc theo trục đường giao thông nội bộ trong khu nhà ở. Nước mưa được thu qua các ga thu hàm ếch đặt hai bên đường dẫn qua các trục cống chính rồi đổ ra hệ thống thoát nước thành phố dọc theo phố Hoàng Quốc Việt.
- Thoát nước thải: Tất cả các loại nước phân, nước tiểu được xử lý cơ học bằng bể tự hoại, sau đó theo các cống được thiết kế theo từng loại công trình chảy vào hệ thống thoát nước mưa.
- Thoát nước tầng hầm: Nước sàn tầng hầm gồm rửa sàn, nước rò rỉ trong trạm bơm, nước mưa dưới chân đường dốc vào tầng hầm và nước cứu hoả (khi
không may bị hoả hoạn). Các loại nước này thu vào ga và được ống dẫn tới bể thu nước sàn có đặt bơm để bơm thoát ra ngoài.
* Hệ thống phòng cháy, chữa cháy:
Thiết kế và thi công theo đúng các yêu cầu bảo vệ an toàn PCCC và các tiêu chuẩn, quy phạm PCCC hiện hành.
* Hệ thống cấp điện:
Giải pháp cấp điện:
- Nguồn điện dự kiến được cấp từ tuyến điện cao thế phía Tây ô đất.
- Điện sinh hoạt được cấp từ trạm biến áp khu vực đến từng hạng mục công trình bằng cáp XLPE cách điện đi ngầm trong đất, có các tủ điện riêng rẽ .
- Nguồn điện chiếu sáng công cộng: Nguồn cao thế cấp cho các trạm biến áp bố trí trong các lô đất, lấy từ tuyến đường điện cao áp 22KV phía Bắc các khu đất đầu tư.
* Đường giao thông:
Được thiết kế áp dụng các tiêu chuẩn xây dựng hiện hành:
- Quy trình thiết kế đường phố, quảng trường đô thị (20 TCVN 104-83) - Quy trình thiết kế mặt đường mềm (22 TCVN 211-93)
- Quy trình thiết kế nền đường ôtô trên vùng đất yếu.
* Giải pháp môi trường: