Viện trợ cho vay chiếm tỉ lệ cao trong ODA

Một phần của tài liệu Việc thu hút & sử dụng ODA của Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội - thực trạng & Giải pháp (Trang 25 - 27)

II. Các thủ tục cần thiết để cấp viện trợ ODAcủa Nhật Bản cho một đề án.

2.1.Viện trợ cho vay chiếm tỉ lệ cao trong ODA

2. Đặc điểm viện trợ ODAcủa Nhật Bản.

2.1.Viện trợ cho vay chiếm tỉ lệ cao trong ODA

Thông thờng, tỷ lệ viện trợ có hoàn lại trong ODA của các nớc viện trợ thấp. Các quốc gia viện trợ khác quan niệm rằng: đã là viện trợ sao còn phải hoàn trả cả vốn và lãi. ý kiến này, về một phơng diện nào đó là đúng, bởi vậy, Nhật Bản u tiên viện trợ không hoàn lại nhiều cho những nớc kém phát triển không có khả năng trả nợ. Chính sách viện trợ của Nhật Bản cho từng nớc đang phát triển cũng thay đổi tùy thuộc vào những thành quả của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của n- ớc đó. Ví dụ, Thái Lan luôn là một trong những nớc nhận viện trợ ODA lớn nhất của Nhật Bản trong mọi hình thức viện trợ song phơng của Nhật Bản nhng từ năm 1993 Nhật Bản đã giảm lợng viện trợ không hoàn lại cho Thái Lan vì cho rằng n- ớc này đã đạt mức thu nhập bình quân đầu ngời 1.200USD mỗi năm. Lãi suất cho vay cũng thay đổi căn cứ vào sự phát triển của nền kinh tế nớc nhận viện trợ. Sau khi nối lại viện trợ cho Việt Nam năm 1992, Nhật Bản cam kết cho Việt Nam vay với điều kiện "mềm": lãi suất 1% cho các khoản vay của năm tài chính 1992, 1993, năm 1994 lãi suất cho vay ODA đã là 1,8% và sang năm tài chính 1995, các khoản vay ODA có lãi suất 2,3%.

Nguyên tắc cơ bản trong chính sách ODA của Nhật Bản là tạo cơ sở phát triển cho nớc nhận viện trợ, hỗ trợ cho sự phát triển tự lực, tự cờng của các nớc đang phát triển. Cho vay ODA gắn với nghĩa vụ hoàn trả, điều này buộc nớc nhận viện trợ phải cân nhắc và cẩn thận trong sử dụng vốn là vì vậy các khoản viện trợ sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Đây chính là lý do phía Nhật đa ra để lập luận cho tỷ lệ viện trợ có hoàn lại (cho vay ODA) cao trong cơ cấu ODA của mình.

Dới đây là ví dụ về tỉ lệ cho vay ODA trong cơ cấu ODA của một số nớc năm 1989:

Nhật bản : 41,7% Đức : 17,3%

Mỹ : 0,5% ý : 18,3%

Pháp : 18,6%

Năm 1994, trong cơ cấu viện trợ ODA của Nhật, viện trợ không hoàn lại là 17,8%, hợp tác kỹ thuật là 22,4%, viện trợ cho vay là 31,6% và phần đóng góp cho các tổ chức viện trợ đa phơng là 28,1%. Nếu chỉ tính riêng viện trợ song ph- ơng của Nhật thì viện trợ không hoàn lại là 24,8%, hợp tác kỹ thuật là 31,2% và viện trợ cho vay là 44%.

Các con số trên cho ta thấy, mặc dù viện trợ cho vay, khác với các nớc khác vẫn chiếm một phần rất cao trong cơ cấu ODA của Nhật nhng tỷ trọng có giảm dần, ngợc lại, tốc độ tăng tỷ trọng viện trợ không hoàn lại và hợp tác kỹ thuật lại có xu hớng tăng nhanh. Nguyên nhân là do:

Dới áp lực của các nớc đang phát triển và kém phát triển yêu cầu của Chính phủ Nhật Bản tăng khối lợng viện trợ không hoàn lại và hợp tác kỹ thuật, giảm viện trợ cho vay để giúp các nớc này phát triển kinh tế - xã hội, tránh trờng hợp sự trợ giúp lại trở thành gánh nặng nợ nần cho các nớc đang và kém phát triển, đặc biệt là trớc sự tăng giá của JPY, cộng với nhu cầu ngày càng lớn của những nớc này về công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, Nhật Bản đã gia tăng lợng viện trợ không hoàn lại và chi phí cho hợp kỹ thuật.

- Nhật Bản tập trung viện trợ ODA cho khu vực châu á, nhng hiện nay, một số nớc đang phát triển nhận viện trợ của Nhật ở châu á đã đạt tới trình độ phát triển kinh tế kỹ thuật khá cao, thậm chí một số nớc đã bắt đầu cung cấp ODA cho các nớc đang phát triển khác trên thế giới nh Thái Lan, Malaysia... do đó tỷ trọng ODA dành cho khu vực này có xu hớng chững lại trong khi viện trợ cho khu vực

châu Phi và Trung Nam Mỹ đang có xu hớng tăng lên. Đây là các khu vực tập trung những nớc nghèo có mức thu nhập bình quân đầu ngời thấp nhất thế giới. Bởi vậy, viện trợ không hoàn trả lại và hợp tác kỹ thuật chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ODA mà Nhật cung cấp cho các nớc này dẫn đến tỷ trọng cho vay trong ODA nói chung của Nhật đang có xu hớng giảm đi. Hơn nữa, cho vay ODA giảm xuống còn do sự suy giảm của các khoản cho vay phi dự án do có sự cải thiện cán cân thanh toàn quốc tế của các nớc đang phát triển, với các nguyên nhân trên, tỷ trọng cho vay ODA trong cơ cấu ODA của Nhật Bản có xu hớng giảm đi nhng so với các quốc gia viện trợ khác, đây vẫn là một tỷ lệ khá cao.

Một phần của tài liệu Việc thu hút & sử dụng ODA của Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội - thực trạng & Giải pháp (Trang 25 - 27)