Đặc điểm về hình thức huy động vốn đầu tư:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển ngành vận tải hàng không của Tổng công ty hàng không Việt Nam (Trang 25)

I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

1.3.Đặc điểm về hình thức huy động vốn đầu tư:

Các nguồn vốn của Tổng công ty cũng như các doanh nghiệp Nhà nước khác là nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn từ bên ngoài doanh nghiệp. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty là vốn do ngân sách cấp và do công ty tự tích luỹ từ kết quả sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn từ bên ngoài chủ yếu là các khoản vay thương mại, các khoản vay bảo lãnh của các tổ chức tín dụng xuất khẩu và thuê mua.

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Nhà đầu tư nước ngoài cũng là một nguồn vốn được Tổng công ty thực hiện đối với các dự án đòi hỏi vốn lớn hoặc cần công nghệ cao.

Một số hình thức huy động vốn phổ biến của các hãng trên thế giới như huy động vốn cổ phần, phát hành các chứng khoán nợ do chưa có điều kiện nên chưa được Tổng công ty sử dụng. Tuy nhiên từ năm 2004 Tổng công ty bắt đầu

thực hiện cổ phần hoá và đang tiến hành cổ phần hoá một số công ty nhỏ trực thuộc Tổng công ty.

Do đặc thù của doanh nghiệp có nhu cầu vốn đầu tư lớn trong khi nguồn vốn tự có bị hạn chế, nguồn vốn đầu tư chủ yếu của Tổng công ty là vốn vay.

Để hiện đại hoá nhanh chóng đội máy bay trong điều kiện hạn chế về nguồn lực, Tổng công ty đã áp dụng các hình thức thuê khai thác, thuê tài chính. Trong hoàn cảnh bị hạn chế về nguồn lực, đây là con đường nhanh nhất để có được công nghệ hiện đại. Hình thức thuê đã đem lại cho Tổng công ty (Hãng Hàng không) những lợi thế sau:

+ Hình thức thuê cho phép Hãng Hàng không có ngay các máy bay hiện đại trong hoàn cảnh khó khăn về vốn không thể mua máy bay.

+ Chi phí thuê máy bay được đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh, không phải nộp thuế thu nhập.

+ Khi chưa có kinh nghệm về khai thác máy bay thì đây là một hình thức đầu tư linh hoạt, bước thử nghiệm trước khi đi đến quyết định đầu tư chọn mua một loại máy bay cụ thể.

+ Hạn chế được các rủi ro liên quan đến hao mòn vô hình của tàu bay (do hết thời hạn thuê tàu bay sẽ được trả lại cho người đi thuê)

+ Người cho thuê máy bay có lợi ích trong việc mua tàu bay theo lô lớn (giá mua máy bay rẻ), tài sản máy bay được ghi vào bảng tài sản của Nhà cho thuê nên được tính khấu hao (không phải nộp thuế thu nhập) nên có thể chia sẻ một phần lợi ích cho Người đi thuê.

Tuy nhiên thuê máy bay nhìn chung vẫn là hình thức sử dụng tài sản có chi phí cao hơn so với việc đầu tư mua tài sản bằng nguồn lực tài chính của Chủ sở hữu.

Giai đoạn 2004-2008, vốn đầu tư từ vốn chủ sở hữu là 7.650,4 tỷ đồng, trong đó số vốn đầu tư huy động từ ngân sách nhà nước là 431,9 tỷ đồng, chiếm 8,59% và vốn đầu tư tích luỹ từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty là 4.593,51 tỷ đồng, chiếm 91,41%.

Bảng 2.3: Vốn đầu tư huy động từ vốn chủ sở hữu của Tổng công ty HKVN

Đơn vị tính: tỷ đồng 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng số 1. Tổng Vốn đầu tư 1.470, 6 1.523,5 1.623,6 1.752,5 1.912,9 8.283,1 2. Từ Ngân sách Nhà nước 227,2 80 - 127,7 282,8 717,7 3. Tự bổ sung 1.243, 4 1.443,5 1128,6 1938,3 1.812,6 7566,4 + Lợi nhuận 318,30 440,60 450,40 565,80 500,00 2.274,70 + Khấu hao TSCĐ 895,10 1.032,9 1 1.111,8 2 986,70 1214,70 5.241,23

Nguồn: Báo cáo tài chính của Tổng công ty các năm 2004-2008

Số vốn đầu tư huy động từ ngân sách nhà nước đạt 717,7 tỷ đồng, là rất nhỏ so với tổng số vốn đầu tư huy động từ nguồn vốn chủ sở hữu. Vốn ngân sách cấp cho Tổng công ty không đều giữa các năm, được cấp theo các hình thức: cấp vốn trực tiếp, cấp vốn thông qua việc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Trong số vốn ngân sách cấp có 35,7 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4,97%, được cấp cho các dự án xây dựng sân đỗ máy bay của các Xí nghiệp sửa chữa máy bay A75 và A76. Số còn lại, trị giá 682.0 tỷ đồng đựợc cấp cho các dự án đầu tư mua máy bay, chủ yếu dùng làm vốn đối ứng của các hợp đồng tín dụng xuất khẩu mua máy bay. Năm 2004, ngân sách cấp nhiều nhất, 227,2 tỷ đồng, để tài trợ các dự án đầu tư máy bay năm 2003 và 2004.

Trong tổng số 717,7 tỷ đồng vốn đầu tư huy động từ ngân sách, nhà nước giải ngân trực tiếp 152,83 tỷ đồng, còn 564,87 tỷ đồng được cấp thông qua hình thức bổ sung quỹ đầu tư xây dựng cơ bản của Tổng công ty bằng số thuế thu nhập doanh nghiệp Tổng công ty phải nộp trong các năm. Năm 2004, Tổng công ty đã thực hiện đầu tư 04 trên tổng số 05 máy bay A321, theo Quyết định của chính phủ, nhà nước sẽ cấp ngân sách 660 tỷ đồng cho Tổng công ty, tuy nhiên tới 31/12/2005, mới giải ngân được 70 tỷ, số tiền 590 tỷ sẽ chỉ được thực hiện trong giai đoạn 2006-2010.

Như vậy, trong cả thời kỳ 2004-2008, nguồn vốn ngân sách Nhà nước có tỷ trọng rất thấp so với tổng vốn đầu tư do một mặt vốn ngân sách nhà nước cấp cho các doanh nghiệp hàng không không đáng kể, tốc độ giải ngân chậm và có xu hướng tiếp tục giảm. Bên cạnh đó, cơ cấu huy động vốn trong ngành hàng không ngày càng đa dạng, các nguồn vốn khác như nguồn vốn tự bổ sung, vốn vay tín dụng thương mại, tín dụng xuất khẩu có xu hướng gia tăng nhanh. Mặc dù vậy, nguồn vốn ngân sách vẫn rất cần thiết cho hoạt động đầu tư tại Tổng công ty do đây là nguồn vốn do nhà nước đầu tư, là nguồn vốn không chịu áp lực trả nợ. Tại Tổng công ty, một số công trình được tài trợ bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước đã hoàn thành và phát huy hiệu quả cao. Với các dự án đầu tư trọng điểm như đầu tư máy bay, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, Tổng công ty vẫn có thể huy động được nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.

Giai đoạn 2004-2008, số vốn đầu tư từ lợi nhuận tích luỹ của doanh nghiệp và khấu hao cơ bản hàng năm đạt 8283,1 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư do lợi nhuận của Tổng công ty để lại là 1.978,40 tỷ đồng và khấu hao tích luỹ hàng năm là 5.241,23 tỷ đồng.

1.3.2.Nguồn vốn tín dụng

Trong những năm qua, vốn đầu tư huy động từ các tổ chức tín dụng đã đóng một vai trò to lớn trong việc tài trợ cho kế hoạch đầu tư của Tổng công ty,

đặc biệt là hiện đại hoá đội máy bay sở hữu trong 5 năm từ 2004 tới 2008. Tổng công ty đã sáng tạo linh hoạt, học hỏi kinh nghiệm của các hãng hàng không trên thế giới phát huy tối đa nguồn vốn này để đáp ứng các nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó phần lớn là để đáp ứng nhu cầu đầu tư máy bay.

Bảng 2.4: Dư nợ vay dài hạn của Tổng công ty HKVN tại ngày 31/12/2008 Đơn vị tính: tỷ đồng/lần Doanh nghiệp Dư nợ vay dài hạn Vốn chủ sở hữu Tỷ lệ so Vốn CSH 1. Vietnam Airlines 10.547,60 5.542,2 1,90 2. Các đơn vị HT độc lập 140.10 1.224,2 0,11 3. Tổng cộng 10.687,7 6.766,4 1,58

Nguồn: Báo cáo tài chính của Tổng công ty giai đoạn 2004 -2008

Tới ngày 31/12/2008, số dư nợ vay dài hạn của Tổng công ty Hàng không Việt Nam là 10.687,7 tỷ đồng gấp 1,58 lần vốn chủ sở hữu của Tổng công ty Hàng không Việt nam tại ngày 31/12/2008, trong đó số dư vay nợ dài hạn của Vietnam Airlines là 10.547,6 tỷ đồng, gấp 1,90 lần vốn chủ sở hữu của Vietnam Airlines tại ngày 31/12/2008. Các khoản nợ, vay dài hạn này đều được nhà nước bảo lãnh để vay các ngân hàng và tổ chức tài chính trong và ngoài nước.

Trong giai đoạn này, Tổng công ty đã tập trung mọi nguồn lực để đầu tư tăng cường và đổi mới đội máy bay, tổng số máy bay được mua trong giai đoạn này là10 chiếc máy bay A321 giai đoạn 2006-2010; 05 chiếc ATR72-500 giai đoạn 2006-2015; 10 chiếc máy bay A350-900 XWB; chuyển đổi 08 chiếc máy bay B787-8 sang 08 chiếc máy bay B787-9

Tổng số vốn đầu tư huy động thông qua vay tín dụng là 16.329,56 tỷ đồng, chiếm 65,45% tổng số vốn đầu tư thực hiện trong cả giai đoạn, chủ yếu để phục vụ các dự án đầu tư mua máy bay thông qua các hợp đồng vay thương mại, vay tín dụng xuất khẩu...

- Vốn vay tín dụng các ngân hàng thương mại

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động vay tín dụng từ các ngân hàng thương mại đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp, là nguồn vốn dễ tiếp cận, có khả năng đáp ứng nhu cầu nhanh nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chủ động trong việc huy động và sử dụng vốn.

Trong tổng vốn đầu tư thực hiện giai đoạn 2004-2008 của Tổng công ty HKVN, vốn vay thương mại đạt mức 4.746,6 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 17% tổng vốn đầu tư. Năm 2004, vốn đầu tư từ nguồn tín dụng thương mại đạt mức cao nhất, là 1.409,46 tỷ đồng, tương đương với 17% tổng vốn đầu tư năm 2004 và 5.05% tổng vốn đầu tư giai đoạn

Bảng 2.5: Quy mô và tỷ trọng vốn vay tín dụng thương mại của TCTHKVN

Đơn vị tính: tỷ VNĐ

Vốn đầu tư/Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng

1. Vốn vay tín dụng 1.409,4 621,3 652,8 1109,2 1351,7 5144,4

2. Vốn đầu tư năm 8.273,1 2.152,

8 3.909,1 5910,9 7850,6 27921,2

3. Tỷ trọng % 17,0 28,9 16,7 18,76 17,22 18,42 Nguồn: Báo cáo tài chính của Tổng công ty giai đoạn 2004-2008

Như vậy, nguồn vốn tín dụng được huy động chủ yếu nhằm tài trợ cho đầu tư phát triển đội máy bay của Tổng công ty, một khối lượng nhỏ được các đơn vị độc lập huy động để đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ. Các hợp đồng mua máy bay thường là các hợp đồng có giá trị lớn, thanh toán bằng ngoại tệ mạnh, từ hàng chục đến hàng trăm triệu USD, các ngân hàng và tổ chức tín dụng trong nước khó đáp ứng được nhu cầu vay một số lượng lớn ngoại tệ như vậy của Tổng công ty. Đa số các khoản vay thương mại của Tổng công ty trong giai đoạn vừa qua đều thực hiện với các ngân hàng nước ngoài. Tổng số tiền vay thương

mại để đầu tư máy bay là 210 triệu USD, trong đó vay ngân hàng nước ngoài là 149 triệu USD, vay ngân hàng trong nước là 61 triệu USD. Nói chung, chi phí sử dụng vốn vay thương mại của các ngân hàng cao hơn huy động từ các nguồn khác, lãi suất vay ngoại tệ luôn ở mức 6,2%/năm và tạo sức ép không nhỏ đối với Tổng công ty. Hoạt động đầu tư tại Tổng công ty thường đòi hỏi một khối lượng vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, do vậy khả năng huy động nguồn vốn vay thương mại cho đầu tư không được ưu tiên. Thông thường, Tổng công ty chỉ đi vay thương mại số vốn đối ứng với các hợp đồng vay tín dụng xuất khẩu của nhà sản xuất máy bay.

- Vay tín dụng xuất khẩu

Như đã phân tích, máy bay là các mặt hàng có giá trị lớn, các nhà sản xuất tuy không nhiều nhưng sự cạnh tranh trên thị trường cung cấp máy bay là rất cao. Để hỗ trợ cho việc bán sản phẩm, các tổ chức tín dụng xuất khẩu thuộc các nước sản xuất máy bay cung cấp tín dụng cho người mua máy bay bằng cách bảo lãnh cho người mua vay vốn tại các ngân hàng theo các điều kiện do các tổ chức này qui định. Hình thức huy động vốn này giúp Tổng công ty HKVN có khả năng vay các khoản vay lớn, tối đa lên tới 85% giá trị hợp đồng mua máy bay, và có nhiều ưu đãi về mặt chi phí. Lãi suất phải trả khi huy động vốn theo hình thức này phụ thuộc vào giá trị khoản vay và mức độ rủi ro do bên tài trợ xác định.

Đối với các loại máy bay thân hẹp như A321, bên cạnh việc trả lãi theo mức quy định của các tổ chức tín dụng xuất khẩu, Tổng công ty phải trả một khoản phí bảo hiểm rủi ro cho khoản vay. Đối với loại máy bay thân rộng như B787, lãi suất áp dụng theo cơ chế lãi suất LASU (Large Aircraft Sector Understanding), theo đó phí bảo hiểm rủi ro các khoản vay được gộp vào lãi suất cho vay và bên đi vay không phải thanh toán phí bảo hiểm cho khoản vay đó.

Trong giai đoạn 2004-2008, Tổng công ty HKVN đã tận dụng triệt để nguồn vốn tín dụng xuất khẩu để phát triển đội máy bay của Tổng công ty. Cụ thể

Tổng công ty đã ký các hợp đồng vay tín dụng xuất khẩu để mua 04 chiếc ATR72-500 năm 2006; 5 chiếc máy bay A321 năm 2006. Tổng số vốn huy động từ hình thức này là 538,2 triệu USD, tương đương 8.372,5 tỷ đồng, trong đó vay tín dụng xuất khẩu để mua máy bay ATR72 là 6.279,4 tỷ đồng, để mua máy bay A321 là 4.093,1 tỷ đồng. Đối với các hợp đồng tín dụng xuất khẩu để mua máy bay ký kết trong năm 2006. Tổng công ty đã thực hiện các biện pháp hoán đổi lãi suất để đàm phán đạt được mức lãi suất thấp nhất, thời hạn vay của hợp đồng là 12 năm, lãi suất áp quy định theo cơ chế LASU, chủ yếu ở mức nhỏ hơn 4,2%/năm, nếu so sánh mức lãi suất khi đi vay thương mại (6,2%/năm) thì lãi suất thông qua tín dụng xuất khẩu rẻ hơn nhiều.

Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

Việc huy động vốn ODA của Tổng công ty được thực hiện trên cơ sở các văn bản ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước khác, hoặc các tổ chức quốc tế. Thông thường, nguồn vốn này được giao cho cơ quan quản lý Nhà nước là Cục hàng không dân dụng Việt Nam để tiến hành phân bổ cho các dự án đầu tư của ngành hàng không. Trong giai đoạn 2004-2008 số vốn đầu tư huy động từ nguồn vốn ODA là 55,35 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,20% tổng số vốn đầu tư huy động được, đây là một tỷ lệ rất nhỏ. Số vốn ODA huy động các năm cụ thể như sau: 2004: 0,15 tỷ;; 2005: 7,9 tỷ; 2006: 10,8 tỷ; 2007: 17,3 tỷ và 2008:19,2 tỷ đồng.

Đối với Tổng công ty HKVN, vốn ODA thường được tài trợ cho các hoạt động tư vấn kỹ thuật nước ngoài, đặc biệt là đào tạo phi công và chuyển giao công nghệ sửa chữa, bảo dưỡng máy bay. Khi sử dụng vốn ODA Tổng công ty vẫn phải chịu các chi phí phát sinh giống như khi đi vay để thực hiện dự án, do đó việc sử dụng vốn ODA cũng được cân nhắc kỹ càng trước khi sử dụng. Bên cạnh đó, việc xúc tiến xin viện trợ cũng như triển khai các dự án được tài trợ bằng nguồn vốn ODA và giải ngân phải tuân theo rất nhiều thủ tục, quy định của cả phía Chính

phủ Việt Nam và Chính phủ nước cung cấp ODA cho nên mức độ giải ngân nguồn vốn ODA của Tổng công ty là rất nhỏ. Ví dụ, năm 2004, Tổng công ty được cam kết tài trợ 02 khoản vốn ODA của Pháp trị giá 90,6 tỷ đồng để đào tạo phi công cơ bản và xây dựng phân xưởng sửa chữa điện tử ATEC của Xí nghiệp sửa chữa máy bay A76, tuy nhiên tiến độ thực hiện chậm, mới chỉ giải ngân được 18,2 tỷ đồng.

1.3.3.Vốn đầu tư từ các nguồn khác

Thông thường khi đi mua máy bay, các nhà sản xuất đều cung cấp các khoản tín dụng để mua các sản phẩm dịch vụ, chủ yếu để đào tạo phi công, đào tạo hoạt động điều hành bay và mua các chương trình phần mềm sử dụng trên

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển ngành vận tải hàng không của Tổng công ty hàng không Việt Nam (Trang 25)