I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
2.2.1. Nguyên nhân khách quan
Hệ thống văn bản, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác đầu tư còn thiếu, quy trình và thẩm quyền ra quyết định đầu tư còn nhiều bất cập, đôi khi chồng chéo, chưa rõ ràng. Luật Hàng không dân dụng Việt Nam đã được ban hành từ năm 1991, song còn nhiều thiếu sót, thiếu sự tương thích với hệ thống luật pháp quốc tế và vẫn đang được tiếp tục hoàn thiện tới năm 2005. Hệ thống tiêu chuẩn, công nghệ trong hoạt động hàng không do Cục hàng không ban hành thiếu thống nhất, không đồng bộ. Những yếu tố này tác động chủ yếu tới việc ban hành các quyết định đầu tư của Tổng công ty, từ đó bỏ lỡ những cơ hội đầu tư thuận lợi.
Do ảnh hưởng của yếu tố an ninh, chính trị quốc tế, đặc biệt là của nạn khủng bố quốc tế (sau 11/9/2001), dịch bệnh SARS (2003), dịch cúm gia cầm (3 tháng đầu năm 2004), hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty gặp khó khăn, đặc biệt thị trường vận tải hàng không trong các giai đoạn đó suy giảm mạnh (dịch SARS làm giảm doanh thu trên 2000 tỷ đồng, dịch cúm gia cầm làm giảm doanh thu trên 400 tỷ đồng. Bên cạnh đó, giá và thuế nhập khẩu nhiên liệu bay không ổn định, tăng cao (năm 2004 giá nhiên liệu tăng đã làm tăng chi phí của Tổng công ty trên 640 tỷ đồng, năm 2005 làm tăng chi phí 1.000 tỷ đồng). Một số giá dịch vụ tại các cảng hàng không tăng cũng ảnh hưởng một phần tới kết quả kinh doanh của Tổng công ty. ).. Các yếu tố này làm sụt giảm lợi nhuận của Tổng công, vốn đầu tư tích luỹ từ lợi nhuận của Tổng công ty bị hạn chế, có ảnh hưởng tới công tác và hiệu quả đầu tư