Đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển ngành vận tải hàng không của Tổng công ty hàng không Việt Nam (Trang 88 - 99)

II. NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA TỔNG CÔNG

2.5.3.Đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư

1. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN

2.5.3.Đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư

Tầm quan trọng của vốn trong phát triển đã được thừa nhận rộng rãi cả về lý luận lẫn trong thực tế. Thậm chí những người theo trường phái tuyệt đối hoá vai trò của vốn Capital Fundamentalism còn cho rằng “vấn đề phát triển về bản chất được coi là vấn đề đảm bảo các nguồn vốn đầu tư đủ để đạt được một tỷ lệ tăng trưởng thu nhập quốc dân đã lựa chọn”.

Đối với Tổng công ty hàng không vốn đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển bởi những lý do sau:

Thứ nhất, đầu tư đủ nguồn vốn cho vận tải Hàng không, chủ yếu là cho đội máy bay và trang thiết bị mặt đất đồng bộ, sẽ không chỉ cho phép khai thác có hiệu quả hơn thị trường vận tải Hàng không trong nước và quốc tế mà còn tạo điều kiện vật chất và kỹ thuạt quan trọng để tăng cường khả năng cạnh tranh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam và mở rộng thị trường vận tải hàng không quốc tế, từ đó khai thác ngày càng triệt để hơn thị trường vận tải hàng không mà Việt Nam tham gia khai thác.

Thứ hai, hiện nay và cả trong thời gian tới, mặc dù phần lớn các doanh nghiệp Hàng không đều là doanh nghiệp Nhà nước nhưng nguồn vốn nhà nước

bao gồm vốn ngân sách giao cho các doanh nghiệp và vốn tự bổ sung, không đủ để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển. Bởi vậy, vấn đề cấp bách đặt ra cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam là cần có một chiến lược vốn hợp lý trên cơ sở đa dạng hoá nguồn vốn gắn với sử dụng hiệu quả vốn lưu động. Chiến lược này thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề này: “Để công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cần huy động nhiều nguồn vốn, gắn với sử dụng vốn có hiệu quả”.

Dù từ nguồn nào, thì việc huy động vốn đầu tư phát triển Tổng công ty Hàng không Việt nam phải nhằm đạt được các mục tiêu chính sau đây:

* Tăng thêm thu nhập ròng (chênh lệch thu chi) trong đó có tính đến chi phí sử dụng vốn. Điều này có thể đạt được nhờ sử dụng vốn huy động một cách hợp lý để mở rộng quy mô (đầu tư chiều rộng) và nâng cao chất lượng (đầu tư chiều sâu)

* Đổi mới công nghệ để tăng năng lực cạnh tranh và tăng năng suất. Bởi vậy, trong số các công trình sử dụng vốn đầu tư nước ngoài cần tính đến nhu cầu vay vốn kèm theo chuyển giao công nghệ, thông qua các hình thức đầu tư trọn gói, thuê – mua thiết bị.

Như vậy, mục tiêu cuối cùng của đa dạng hoá nguồn vốn trong Tổng công ty Hàng không là nhằm đảm bảo hoạt động có hiệu quả, bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế trong ngành Hàng không dân dụng. Vai trò này thể hiện ở chỗ thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh và vững chắc của hàng không dân dụng, tăng lợi nhuận và tích luỹ để tái đầu tư phát triển sản xuất, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá hàng không dân dụng theo đinh hướng xã hội chủ nghĩa.

Căn cứ vào tính chất hoạt động và nhu cầu đầu tư của Tổng công ty Hàng không, đa dạng hoá nguồn vốn có thể thực hiện theo các hướng sau đây:

* Nguồn ngân sách nhà nước và viện trợ phát triển nước ngoài (ODA)

Nguồn ngân sách nhà nước và vốn ODA chủ yếu dành để phát triển kết cấu hạ tầng như đầu tư sân đỗ máy bay, đồng thời thực hiện các chương trình đào tạo, huấn luyện và trợ giúp kỹ thuật – công nghệ trong Tổng công ty Hàng không. Cần tận dụng các hợp đồng mua máy bay làm điều kiện để huy động nguồn vốn ODA từ các quốc gia sản xuất máy bay

Kiến nghị Nhà nước có cơ chế chính sách và tạo nguồn vốn nhằm thưc hiện mục tiêu xây dựng và tăng tỷ lệ đội máy bay sở hữu: hỗ trợ một phần vốn để bảo đảm nguồn vốn đối ứng 15% số vốn đầu tư phát triển đội máy bay sở hữu bằng cách cấp vốn từ ngân sách nhà nước tương đương với số thuế thu nhập doanh nghiệp trong giai đoạn 2006-2010 và dành một phần nguồn vốn tín dụng ưu đãi Nhà nước cho các dự án đầu tư đội máy bay.

* Nguồn vốn tự bổ sung.

Nguồn vốn này, theo như quy định hiện nay, thể hiện dưới dạng quỹ phát triển sản xuất. Tuy cũng thuộc vốn Nhà nước và chịu sự quản lý của Nhà nước, nhưng vốn tự bổ sung của các doanh nghiệp khác vốn ngân sách cấp ở chỗ các doanh nghiệp được tự chủ hơn khi sử dụng nó để giải quyết những vấn đề đổi mới công nghệ, hợp lý hoá sản xuất.

Về nguyên tắc, khả năng của nguồn vốn tự bổ sung phụ thuộc vào khả năng tăng lợi nhuận trong các doang nghiệp thuộc Tổng công ty Hàng không. Nguồn vốn bổ sung từ lợi nhuận được ưu tiên đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng, các trung tâm điều hành, giao dịch, đồng thời bố trí một tỷ lệ vốn đối ứng cần thiết cho việc đầu tư đội máy bay. Tổng nguồn vốn từ nội lực có thể bổ sung vốn đầu tư trong 05 năm từ 2006-2010 là: 4.000-5.000 tỷ đồng, đáp ứng được khoảng 25-28 % tổng nhu cầu vốn đầu tư .

* Vốn từ liên doanh cổ phần hoá.

Giá trị của nguồn vốn này tuy không lớn cũng sẽ góp phần nhất định giải quyết những khó khăn về vốn cho doanh nghiệp Hàng không.

- Về liên doanh. Mục tiêu và tính chất liên doanh khác về cơ bản giữa liên doanh trong nước và liên doanh với nước ngoài. Mục đích chủ yếu của liên doanh trong nước đối với các doanh nghiệp Hàng không là mở rộng thị trường, mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc giảm nhẹ khó khăn trong cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm.

Liên doanh với nước ngoài thuộc vào phạm trù đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Về vấn đề này, Đảng đã chỉ rõ nguyên tắc sau: “ Việc khuyến khích đầu tư trực tiếp của nước ngoài phải đặt trong chiến lược phát triển và cơ chế quản lý đồng bộ, bảo đảm chủ quyền, khả năng kiểm soát và định hướng của Nhà nước đối với quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Đi đôi với việc mở rộng nhiều hình thức đầu tư, cần tăng dần tỷ trọng tham gia của phía Việt Nam vào các công trình hợp tác liên doanh”.

Đối với Tổng công ty Hàng không Việt Nam liên doanh nhằm các mục tiêu theo thứ tự sau: 1) Chuyển giao công nghệ và khả năng quản lý tiên tiến; 2) Gia tăng vốn đầu tư. Thực vậy, ý nghĩa của công nghệ và khả năng quản lý là ở chỗ trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, việc tạo được ưu thế về công nghiệp ngày càng có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp Hàng không, thế nhưng nếu không có khả năng quản lý tốt thì việc tiếp nhận công nghệ chỉ mang tính chất hình thức bề ngoài. Thông qua liên doanh với các nước có trình độ phát triển cao hơn, các doanh nghiệp Hàng không sẽ có điều kiện thuận lợi phát triển nhảy vọt, rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với thế giới.

Vì các lẽ đó, tỷ lệ góp vốn của Tổng công ty Hàng không Việt Nam không thể dưới 50%, còn đối với những lĩnh vực chúng ta không cần vốn nước ngoài mà chủ yếu chỉ cần công nghệ thì tỷ lệ này có thể lên đến 70% hoặc cao hơn.

-Về cổ phần hoá. Nguyên tắc thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước đã được Đảng và Nhà nước chỉ rõ: “ Để thu hút thêm các nguồn vốn, tạo nên

động lực, ngăn chặn tiêu cực, thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả, cần thực hiện các hình thức cổ phần hoá có mức độ phù hợp với tính chất và lĩnh vực sản xuất-kinh doanh; trong đó, sở hữu nhà nước chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối”

Như vậy, mục đích chủ yếu của cổ phần hoá một bộ phận các doanh nghiệp Hàng không là để thu hút thêm vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển. Quá trình này sẽ được tiến hành thận trọng từng bước theo tiến trình chung về cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước của cả nước, trước hết chọn một số doanh nghiệp làm thí điểm, áp dụng từng bước vững chắc. Trước mắt, có thể nghiên cứu cổ phần hoá những doanh nghiệp Hàng không trong các lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ phụ trợ, như thương mại, ăn uống, cửa hàng miễn thuế, vận tải mặt đất, suất ăn, in, sản xuất đồ nhựa…

* Vay tín dụng trong nước và nước ngoài.

Trong khi huy động vốn thông qua vay tín dụng trong và ngoài nước cần lưu ý rằng vay tín dụng thương mại ngắn hạn nhìn chung là có lãi suất cao, nên cần hạn chế chỉ áp dụng để đầu tư cho các chương trình sản xuất-kinh doanh với quy mô không lớn và khả năng thu hồi vốn nhanh.

Một đặc điểm của đầu tư phát triển của Tổng công ty Hàng không là vay vốn tín dụng thường kèm theo mua công nghệ, trước hết là để phát triển đội máy bay, vì vậy có điều kiện để tìm các nguồn vay tín dụng với các điều kiện ưu đãi về lãi suất và tiến độ trả nợ (thí dụ, thông qua vay tín dụng xuất khẩu).

Cần tiếp cận và tham gia chủ động vào các thị trường vốn thương mại trong và ngoài nước để lựa chọn các hình thức giải pháp huy động vốn khả thi và có chi phí vốn thấp nhất. Tranh thủ các cơ hội vay vốn tín dụng xuất khẩu với chi phí vốn cạnh tranh để bảo đảm 85% vốn cho đầu tư phát triển đội máy bay. Tổng nguồn vốn huy động từ nguồn vốn tín dụng xuất khẩu dự kiến đạt khoảng 6.000 -11.000 tỷ đồng.

Tóm lại, đa dạng hoá nguồn vốn là một chiến lược quan trọng và có tính khả thi đối với Tổng công ty Hàng không, trong đó, cho dù các nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp, viện trợ chính phủ và vốn tích luỹ là rẻ hơn cả, nhưng khả năng của chúng rất hạn chế; còn vay vốn tín dụng, tuy sẽ gây nên một số khó khăn trong việc trả nợ, sẽ là nguồn huy động chủ yếu của Tổng công ty Hàng không.

2.5.4.Nâng cao hiệu quả đầu tư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cùng với thực hiện các giải pháp về huy động vốn, nâng cao hiệu quả đầu tư có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế của nước ta hiện nay nói chung và của Tổng công ty HKVN nói riêng. Hiệu quả đầu tư cao là tín hiệu để thu hút, huy động các nguồn vốn đầu tư, ngược lại việc đẩy mạnh đầu tư luôn luôn phải đi đôi với nâng cao hiệu quả đầu tư thì hoạt động đẩy mạnh đầu tư mới có ý nghĩa, không tạo ra gánh nặng cho tương lai.

Do vậy giải pháp về nâng cao hiệu quả đầu tư là giải pháp tổng hợp, xuyên suốt cho mọi hoạt động đầu tư, vừa là hệ quả vừa là giải pháp cho việc thực hiện các giải pháp khác.

Nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp

Nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp quyết định lớn đến toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh trong toàn bộ chu kỳ dự án. Do đặc điểm của hoạt động đầu tư, để nâng cao hiệu quả cần tác động đến nhiều yếu tố, khâu của quá trình đầu tư, từ việc nắm bắt cơ hội đầu tư cho đến triển khai kịp thời và đưa vào vận hành tốt kết quả đầu tư. Vì vậy phải thực hiện đúng phương pháp về lập, thẩm định, quản lý dự án đầu tư.

Các giải pháp về đổi mới cơ chế, chính sách và biện pháp từ phía Nhà nước đóng vai trò hết sức quan trong trong việc nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, để nâng cao hiệu quả đầu tư phải giải quyết được vấn đề mang tính cơ chế: ai là

cùng với hoàn thiện cơ chế chung, cần có những quy định cá thể hoá trách nhiệm vật chất trong việc đề xuất dự án, thẩm định và phê duyệt dự án, quyết định đầu tư, quyết định cho vay vốn; gắn trách nhiệm của người tổ chức thực hiện dự án với trách nhiệm trong vận hành kết quả đầu tư.

Nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn đầu tư

Như đã trình bày ở phần trên, huy động đủ nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm sự phát triển ổn định và vững chắc của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Nhưng huy động vốn chỉ có ý nghĩa khi gắn liền với nguồn vốn huy động này trong đầu tư phát triển. Đối với ngành Hàng không dân dụng Việt Nam, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn xuất phát từ những lý do chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, xuất phát từ những yêu cầu chung cuả nền kinh tế quốc dân. Tài sản và vốn nhà nước chiếm tỷ trọng tuyệt đối lớn trong ngành Hàng không dân dụng Việt Nam cả hiện nay và trong những năm tới. Vì vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thông qua tăng nguồn thu từ sử dụng vốn và giảm chi phí khai thác là biện pháp quan trọng trực tiếp góp phần củng cố và phát triển kinh tế nhà nước để thực hiện tốt vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước đối với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước, được khẳng định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng: “ Tài sản và vốn thuộc sở hữu nhà nước được sử dụng dưới nhiều hình thức, vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế cao, vừa tăng cường khả năng thúc đẩy và kiểm soát trực tiếp của Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế”.

Thứ hai, trên quan điểm lợi ích của ngành Hàng không dân dụng. Đối với các doanh nghiệp Hàng không, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là biện pháp cần thiết để đạt được các mục tiêu sau: 1) Bảo đảm thực hiện tốt nguyên tắc bảo toàn

và phát triển vốn, trước hết là vốn nhà nước giao, trong các doanh nghiệp Hàng không; 2) Tăng lợi nhuận, tăng khả năng tích luỹ tái đầu tư mở rộng sản xuất-kinh doanh và bảo đảm khả năng trả nợ đối với các vốn vay tín dụng; 3)Bảo đảm lợi ích của tập thể người lao động và những người tham gia góp vốn thông qua các quỹ khen thưởng và phúc lợi, phần chia lợi nhuận cho các bên góp vốn.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trước hết phải nhằm vào mục tiêu ngăn chặn sự thất thoát, lãng phí trong sử dụng vốn. Lựa chọn các dự án quan trong để đầu tư tập trung, tránh đầu tư dàn trải, kéo dài thời gian hoàn thành công trình. Việc bố trí kế hoạch tập trung là rất khó khăn nhưng cần kiên quyết thực hiện nhằm chấm dứt tình trạng nợ đọng tràn lan trong xây dựng cơ bản.

Chuyển cơ chế quản lý vốn từ hình thức quản lý hành chính sang quản lý theo phương thức đầu tư tài chính, kinh doanh vốn thông qua các định chế tài chính và đầu tư (các ngân hàng, công ty tài chính, các quỹ đầu tư...). Tăng cường việc quản lý, bảo toàn và phát triển vốn thông qua các cơ chế, chính sách tài chính đồng thời với việc tham gia rộng và sâu hơn vào thị trường vốn quốc tế.

Thực hiện và hoàn thiện quy trình quản lý các dự án đầu tư phát triển nhằm bảo đảm cho sự phát triển bền vững, có hiệu quả và tiết kiệm vốn đầu tư. Xây dựng chính sách về sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Công tác đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản sau quá trình đầu tư cần được quan tâm để đảm bảo cho việc đầu tư thực sự có hiệu quả và phát huy tác dụng trên thực tế;

Thực hiện các giải pháp tiết kiệm và giảm qui mô vốn lưu động cần thiết

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển ngành vận tải hàng không của Tổng công ty hàng không Việt Nam (Trang 88 - 99)