I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
2.1.2) Các hình thức huy động vốn đầu tư phát triển đội máy bay
Trong các năm qua, các hình thức huy động vốn được Tổng công ty áp dụng để phát triển đội máy bay như sau:
- Vay thương mại từ các ngân hàng dưới sự bảo lãnh của các tổ chức tín dụng Châu Âu (nếu mua máy bay sản xuất ở Châu Âu), ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ (nếu mua máy bay Mỹ) và bảo lãnh của Bộ tài chính Việt nam. Đây là hình
Năm 150 ghế (Tầm ngắn- trung) 250 ghế (Tầm trung) 330 ghế (Tầm trung- xa ) 330 ghế (Tầm xa) Tổng số 2006 17,5 5,3 4,0 5,3 32,00 2007 19,3 6,0 4,0 6,0 35,30 2008 21,3 7,5 4,0 7,0 39,80 2009 23,0 9,0 4,0 8,0 44,00
Năm Loại 20-30 tấn Loại 70-100 tấn Tổng cộng
2006 1,0 1,0 2,0
2007 1,0 2,0 3,0
2008 1,0 2,0 3,0
2009 1,0 2,0 3,0
thức được áp dụng để huy động một phần lớn nhu cầu vốn đầu tư phát triển đội máy bay.
- Quỹ đầu tư phát triển của Tổng công ty.
- Ngân sách Nhà nước cấp trực tiếp hoặc thông qua việc để lại thuế thu nhập doanh nghiệp cho Tổng công ty.
- Vay thương mại.
Trong giai đoạn 2004-2008 Tổng công ty đã đầu tư mua 14 chiếc máy bay với cơ cấu nguồn vốn huy động như sau:
BẢNG 2.11.NGUỒN HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỘI BAY NĂM 2008
Đơn vị tính: triệu USD
Nguồn vốn Vốn huy động Tỷ lệ (%)
Quỹ đầu tư phát triển TCT 74,16 9,5
Vốn Ngân sách Nhà nước 64,20 8,2
Vay tín dụng xuất khẩu 537,04 69,1
Vay thương mại 103,06 13,2
Tổng số 778,46 100,0
Nguồn: “Báo cáo tài chính Tổng công ty HKVN 2008”
Với cơ cấu nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển đội máy bay nêu trên có thể thấy rõ vốn vay là khoản vốn lớn nhất, Tổng công ty dùng để thanh toán cho các dự án mua máy bay (tỷ lệ vốn vay lên tới 85% tổng nhu cầu vốn).
2.2.Hoạt động đầu tư phát triển đổi mới máy móc trang thiết bị
Bên cạnh việc đầu tư đội máy bay sở hữu, trong giai đoạn 2004-2008, Tổng công ty cũng đã thực hiện được một khối lượng vốn đầu tư khá lớn vào việc mua
phi công và tiếp viên theo quy định khai thác bay và phục vụ công tác quản lý hành chính tại đơn vị.
Trong 5 năm, Tổng công ty đã phê duyệt 172 dự án đầu tư trang thiết bị với tổng mức đầu tư là 1.892,0 tỷ đồng, đã có 137 trên tổng số 172 dự án đã hoàn thành công tác đầu tư và được đưa vào sử dụng. Tổng giá trị vốn đầu tư thực hiện của giai đoạn là 1.580,3 tỷ đồng, đạt 84% tổng mức đầu tư được duyệt và chiếm tỷ trọng 9,4% tổng vốn đầu tư thực hiện toàn Tổng công ty. Hoạt động đầu tư máy móc thiết bị của Tổng công ty trong giai đoạn 2003-2008 được quy hoạch theo từng khối ngành, theo đó các khối ngành liên quan tới việc đảm bảo khai thác đội máy bay được ưu tiên đầu tư các trang thiết bị gồm khối kỹ thuật, khối dịch vụ mặt đất.Vốn đầu tư máy móc thiết bị khác của năm 2003 là 211,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 13,4% tổng mức đầu tư máy móc thiết bị mặt đất, năm 2004 tổng vốn đầu tư là 177,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 11,3%, năm 2005 tổng vốn đầu tư là 431,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 27,3%; năm 2006, tổng vốn đầu tư là 429,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 27,2% và năm 2007, tổng vốn đầu tư là 330,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 20,9%. Năm 2003, do ảnh hưởng của bệnh SARS, vận chuyển hàng không châu Á gặp khó khăn, do đó Tổng công ty đã cắt giảm đầu tư nên tổng vốn đầu tư trang thiết bị suy giảm và các năm sau đó tổng công ty đã tăng vốn đầu tư thực hiện trở lại để đáp ứng việc phục vụ đội máy bay sở hữu được đưa vào khai thác. Quy mô đầu tư các trang thiết bị khác giai đoạn 2004-2008 được thể hiện ở bảng
Bảng 2.12.Danh mục đầu tư các trang thiết bị lẻ tại trung tâm huấn luyện bay giai đoạn 2004 -2008
Đvt : 1000 đồng
St
t Danh mục trang thiết bị ĐVT
Số lượng đầu tư
Thành tiền
1 Máy tính cho phòng Lab ngoại ngữ Bộ 60 960.000
2 Máy tính mức 3 Bộ 54 669.600
3 Máy chiếu MultiProjector Bộ 12 252.000
4 Máy scan A3 Chiếc 03 154.500
5 Máy tập đa năng Bộ 03 393.000
6 Máy giặt Chiếc 03 45.000
7 Máy giặt thảm Chiếc 03 72.000
8 Máy điều hoà nhiệt độ Cái 45 675.000
9 Máy photocopy Cái 03 435.000
10 UPS 10KVA Cái 06 372.000
11 Mô hình buồng lái A330 Cái 03 330.438
12 Mô hình buồng lái B777 Cái 03 330.438
13 Mô hình buồng lái ATR72 Cái 03 330.438
Tổng cộng 5.019.414
Nguồn: “ Báo cáo thực hiện đầu tư 2004-2008”
Với yêu cầu phát triển của ngành Hàng không nói chung và sự phát triển của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam nói riêng, sự đầu tư về cơ sở vật chất và hạ tầng của Trung tâm Huấn luyện bay đang dần được hoàn thiện. Tuy nhiên, với mức độ phát triển như hiện nay, các trang thiết bị phục vụ nhu cầu huấn luyện tại Trung tâm đang còn thiếu nhiều so với nhu cầu. Hiện cơ sở vật chất tại đơn vị gồm có 02 toà nhà, trong đó gồm có 01 toà nhà làm nơi lắp đặt các thiết bị huấn luyện và các phòng học chuyên dụng; 01 toà nhà làm khu làm việc văn phòng cho Trung tâm Huấn luyện bay được đưa vào sử dụng từ đầu năm 2006 với mục đích
Theo kế hoạch đào tạo năm 2008, Trung tâm sẽ giữ nhịp độ huấn luyện với tần suất cao. Ngoài việc huấn luyện đào tạo khoảng hơn 100 học viên phi công dự khoá, gần 300 học viên tiếp viên cơ bản ; Huấn luyện An ninh hàng không, Hàng hoá nguy hiểm cho hàng trăm nhân viên điều hành và khai thác bay Trung tâm còn huấn luyện định kỳ, huấn luyện nâng cao, huấn luyện chuyển loại cho hàng nghìn lượt phi công và tiếp viên. Do vậy, ngoài yêu cầu về nhân lực, nhu cầu sử dụng các trang thiết bị phục vụ công tác huấn luyện là rất lớn.
Bảng 2.13Vốn đầu tư máy móc thiết bị của Tổng Công ty giai đoạn 2004-2008
Đơn vị tính: tỷ VNĐ
Đơn vị đầu tư Vốn đầu tư Tỷ trọng
(%)
1. Khối khai thác 58,39 3,69
2. Khối kỹ thuật 600,37 37,99
3. Khối dịch vụ mặt đất 276,48 17,50
4. Khối thương mại 152,68 9,66
5. Khối CNTT-TH 197,36 12,49
6. Khối cơ quan 29,11 1,84
7. Các đơn vị độc lập 266,02 16,83
Tổng cộng 1.580,30 100,00
Nguồn: Báo cáo thực hiện đầu tư 2004-2008 của Tổng công ty HKVN
Trong cơ cấu đầu tư máy móc thiết bị của Tổng công ty theo bảng trên, các đơn vị thuộc Khối kỹ thuật có có tổng mức đầu tư được phê duyệt lớn nhất, trị giá 700,6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 40% tổng vốn đầu tư được phê duyệt trong giai đoạn 2003-2008. Giá trị vốn đầu tư đã thực hiện trong kỳ của khối kỹ thuật là 600,4 tỷ đồng đạt 85% kế hoạch. Khối kỹ thuật của Tổng công ty HKVN bao gồm các Ban chức năng và 02 cơ sở bảo dưỡng chính là Xí nghiệp sửa chữa máy bay A75 tại sân bay Tân Sơn Nhất và A76 tại sân bay Nội Bài. Xí nghiệp SCMB A76 là cơ sở quản lý và bảo dưỡng chính cho máy bay A320. Xí nghiệp SCMB A75 là
cơ sở bảo dưỡng ngoại trường và phân xưởng tại Đà Nẵng là đơn vị phục vụ bảo dưỡng trước và sau khi bay đối với máy bay A320. Khối dịch vụ mặt đất, có chức năng thực hiện các dịch vụ tại sân bay như dịch vụ đưa, đón và phục vụ hành khách làm thủ tục, phục vụ chất dỡ và vận chuyển hàng hoá..., thực hiện đầu tư 276,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 17,5% tổng vốn thực hiện đầu tư.
Việc tập trung máy móc thiết bị cho khối kỹ thuật và khối dịch vụ phù hợp với chiến lược và kế hoạch đầu tư phát triển của Tổng công ty. Đó là vì, việc tăng cường phát triển đội máy bay sở hữu theo hướng hiện đại hoá và thực hiện hình thức thuê khô các loại máy bay hiện đại khác của châu Âu và Mỹ đã đặt ra yêu cầu đối với Tổng công ty về việc tập trung đầu tư chuyển giao công nghệ nhằm mục tiêu làm chủ công nghệ khai thác, bảo dưỡng các các loại máy bay hiện đại, bên cạnh đó cũng cần phải gia tăng các trang thiết bị phục vụ mặt đất để đáp ứng số lượng máy bay, chuyến bay tăng lên.
2.3.Hoạt động đầu tư phát triển xây dựng nhà xưởng
Cùng với việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, công tác đầu tư xây dựng nhà xưởng, vật kiến trúc cũng là một nội dung đầu tư được Tổng công ty quan tâm. Tổng mức đầu tư các dự án đầu tư xây dựng nhà xưởng, vật kiến trúc đã phê duyệt là 883,8 tỷ đồng. Trong 6 năm, vốn thực hiện đầu tư là 456,9tỷ đồng, và chiếm 51,7% tổng vốn đầu tư được phê duyệt. Các công trình xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng đã đáp ứng được các yêu cầu của dự án đầu tư. Vốn thực hiện đầu tư các công trình xây dựng của khối kỹ thuật và khối cơ quan đạt mức cao nhất, tương ứng là 133,8 tỷ đồng và 101,1 tỷ đồng. Quy mô vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng, vật kiến trúc thể hiện ở bảng
Đơn vị đầu tư 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng
1. Khối Khai thác 7,6 8,7 27,3 14,7 15,8 74,1
2. Khối kỹ thuật 15,2 3,3 17,9 50,7 46,7 133,8
3. Khối thương mại 0,2 3,1 11,7 20,5 21,7 47,2
4. Khối cơ quan 9,1 25,8 50,5 7,6 8,1 101,1
5. Các đơn vị độc lập 12,7 14,6 19,7 25,8 27,9 100,7
Tổng cộng 44,8 55,5 127,1 119,3 120,2 456,9
Nguồn: Báo cáo thực hiện đầu tư 2004-2008 của Tổng công ty HKVN
Cũng giống như đầu tư trang thiết bị, khối kỹ thuật có nhiều dự án đầu tư xây dựng nhà xưởng, vật kiến trúc đang được thực hiện nhất. Hoạt động đầu tư xây dựng nhà xưởng, vật kiến trúc chủ yếu được thực hiện ở hai xưởng A75 và A76. Tổng số có 27 dự án được phê duyệt ở giai đoạn này, trong đó các công trình xây dựng quan trọng là: Dự án xây dựng Xưởng sửa chữa máy bay (Hangar) của Xí nghiệp sửa chữa máy bay A75 (tổng mức đầu tư 208 tỷ), Hangar A76 (tổng mức đầu tư 136,5 tỷ), 02 Dự án sân đỗ máy bay A76 (tổng mức đầu tư 57,46 tỷ)... Tuy nhiên, tốc độ thực hiện các dự án đầu tư có xây dựng rất chậm, từ năm 2004-2008 có 15/27 công trình xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng, chủ yếu là các dự án có tổng mức đầu tư nhỏ như dự án xây dựng phân xưởng bảo dưỡng, sửa chữa 4C/5Y, dự án xây dựng kho vật tư, phụ tùng của A75, Dự án xây hangar máy bay ATR của A75... Vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng, vật kiến trúc đã thực hiện của khối kỹ thuật giai đoạn này cũng chỉ là 149 tỷ đồng (32,1% tổng mức đầu tư được duyệt).
Trong giai đoạn 2004 – 2008 Tổng công ty đã thực hiện một số dự án có xây dựng trọng điểm như : Dự án Nhà xưởng và điều hành kỹ thuật A76; Dự án Trung tâm giao dịch thương mại hàng không của TCT tại Hà Nội; Dự án Hangar máy bay thân rộng A75; Dự án Trung tâm huấn luyện đào tạo của Tổng công ty; Dự án Nhà làm việc và nghỉ trực người lái phía Nam của TCT; Dự án Phòng bán vé 15 Bis Đinh Tiên Hoàng - TP Hồ Chí Minh; Dự án 27B Nguyễn Đình Chiểu -
TP Hồ Chí Minh; Dự án Trung tâm giao dịch thương mại hàng không tại Huế, Đà Nẵng, Vũng Tàu…
2.4.Hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Tổng công ty HKVN đã đầu tư hiện đại hoá đội máy bay và trang thiết bị hàng không nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh với các hãng hàng không quốc tế trong khu vực và trên thế giới. Song song với vấn đề đổi mới đội máy bay và trang thiết bị kỹ thuật hàng không, Tổng công ty đã nhanh chóng trẻ hoá và tri thức hoá lực lượng lao động. Giai đoạn 2004-2008, hoạt động đầu tư nguồn nhân lực đặc biệt được chú trọng và đã tạo ra được bước phát triển cả về chất và lượng theo hướng chuyên môn hoá, mà trọng tâm là nhanh chóng làm chủ công nghệ khai thác và bảo dưỡng thế hệ máy bay mới.
Tổng số lao động của Tổng công ty tính đến 31/12/2008 có 10.573 người, trong đó: lao động là người Việt Nam 10.022 người, lao động là người nước ngoài 551 người, trình độ đại học và trên đại học là 5.557 người, cao đẳng, trung cấp 2.086 người, công nhân kỹ thuật 2.930 người. Lao động thuộc khối Thương mại 5.104người, lao động thuộc khối kĩ thuật là 1.724 người,lao động thuộc khối khai thác là 3.477người, lao động khối khác là 609 người. Nguồn nhân lực của Tổng công ty đã lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động được đào tạo chuyên ngành, lao động có trình độ đại học trở lên chiếm 49% tổng số; lao động đặc thù hàng không như người lái, tiếp viên, kỹ sư và thợ kỹ thuật máy bay được chú trọng phát triển, từng bước giảm số lao động phải thuê nước ngoài, đặc biệt là người lái.
Vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2004-2008 là 576,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2,96% tổng vốn đầu tư thực hiện. Năm 2004 là 98,5 tỷ đồng, năm
năm 2008 là 107 tỷ đồng. Vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực có xu hướng gia tăng hàng năm, thể hiện rõ sự quan tâm của Tổng công ty trong công tác phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ người lái và thợ kỹ thuật.
Về tổ chức Tổng công ty thành lập Ban đào tạo chuyên quản lý điều hành về đào tạo và có Trung tâm huấn luyện bay, là đơn vị chịu trách nhiệm đào tạo lao động chuyên ngành hàng không của Tổng công ty. Được thành lập từ năm 1998, Trung tâm đã tổ chức huấn luyện đào tạo 2.242 khoá học với hơn 26.448 lượt học viên cho phi công, tiếp viên, nhân viên khai thác bay. Trung tâm đã tổ chức 6 khoá học huấn luyện dự khoá bay, gồm 229 học viên và đã đưa đi đào tạo phi công cơ bản tại Pháp và Úc 97 người, chiếm 25% trong tổng số gần 400 phi công hiện nay của VNA. Trong giai đoạn 2004-2008, Trung tâm chủ trì thực hiện 8 dự án đầu tư đào tạo phi công cơ bản có tổng mức đầu tư là 280,3 tỷ đồng, bao gồm các dự án đào tạo phi công được cấp tín dụng từ vốn ODA, vốn nhà sản xuất máy bay theo các hợp đồng mua máy bay và dự án do Tổng công ty tự tài trợ
Hình 2.2.Cơ cấu vốn đầu tư các Dự án đào tạo phi công giai đoạn 2004-2008
Trong số các dự án đào tạo phi công, các được tài trợ bằng vốn ODA có tổng mức đầu tư là 85,54 tỷ đồng, chiếm 17,5% tổng mức đầu tư của các dự án triển khai trong giai đoạn 2004-2008, các dự án đào tạo phi công tài trợ bằng vốn
17.5%
69.8% 12.7%
của Tổng công ty có tổng mức đầu tư là 341,9 tỷ đồng, tỷ lệ 69,8% và 01 dự án được tài trợ bởi nhà sản xuất máy bay Airbus có tổng mức đầu tư 62,14 tỷ đồng chiếm 12,7% tổng mức đầu tư được phê duyệt. Nhìn chung, các dự án được tài trợ bằng vốn ODA triển khai chậm do gặp vướng mắc về thủ tục. Các dự án do Tổng công ty tự tài trợ vốn diễn ra đúng tiến độ. Tới 31/12/2008, tổng số vốn đầu tư đã thực hiện của các dự án đào tạo phi công là 215 tỷ đồng, tổng số phi công tốt nghiệp và tham gia lao động là 63 người. Việc đào tạo nguồn nhân lực của Tổng