Kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển ngành vận tải hàng không của Tổng công ty hàng không Việt Nam (Trang 63 - 69)

I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

1.3.Kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam

không Việt Nam

STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Ước thực hiện 2009

1 Tổng doanh thu 13.956,98 16.574.67 18.952,87 23.545,2

2 Tổng chi phí 13.920.94 16.491.09 18.947.87 23.345,7

3 Lợi nhuận trước

thuế 450,4 565,8 500 199,5

4 Hiệu quả sử dụng vốn (LNTT/Vốn CSH)

8,6 8,8 7.5 4.4

Nguồn: Kết quả kinh doanh của Tổng công ty và kế hoạch 2006 -2010

* Tổng doanh thu

- Tổng doanh thu năm 2006: 13.956,98 tỷ đồng, tăng 14,44% so với năm 2005. Tổng doanh thu tăng là do:

Tình hình kinh tế Việt Nam ổn định và đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao 8,1% - 8,2%, thị trường khách du lịch bằng đường hàng không tăng trưởng tốt, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng 12%. Thị trường vận chuyển hàng không tiếp tục tăng trưởng tốt, tăng 11,3% so với năm 2005.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty diễn ra trong bối cảnh có những sự kiện chính trị - kinh tế quan trọng: cả nước nói chung và toàn Tổng công ty nói riêng sôi nổi hưởng ứng phòng trào thi đua lập thành tích chào mừng đại hội toàn quốc của Đảng lần thứ X, nước ta tổ chức thành công hội nghị APEC và Việt Nam được kết nạp vào WTO.

- Tổng doanh thu năm 2007: 16.574,67 tỷ đồng, tăng 18,75% so với năm 2006. Tổng doanh thu của Tông công ty năm 2007 tăng là do:

Thị trường khách du lịch tiếp tục tăng trưởng tốt, theo thống kê của Tổng cục Du lịch, năm 2007 có khoảng 4,2 triệu khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2006. 10 thị trường hàng đầu có khách du lịch đến Việt Nam là Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Australia, Anh, Canada, CHLB Đức và Đài Loan.

Tổng công ty tiếp tục được sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ ngành, đặc biệt trong việc đầu tư phát triển đội máy bay sở hữu.

Chính phủ từng bước nới lỏng chính sách quản lý giá trần, tạo điều kiện cho các hãng hàng không đa dạng giá vé và tăng doanh thu.

- Tổng doanh thu năm 2008: 18.952,87 tỷ đồng, tăng 14,3% so với năm 2007. Tổng doanh thu năm 2008 tăng so với năm 2007 là do:

Nền kinh tế nước ta tiếp tục phát triển ổn định, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2008 phấn đấu tăng 8,5% - 8,7% so với năm 2007.

Thị trường vận chuyển hàng không tiếp tục tăng trưởng tốt, dự kiến tăng 18,8% so với năm 2007. Tổng công ty tiếp tục được sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt Tổng công ty đã được cấp 1.100 tỷ đồng ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư mua máy bay, nhờ đó có năng lực để đưa tổng doanh thu tăng lên.

* Tổng lợi nhuận

- Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2006: 450,4 tỷ đồng, giảm 38,4% so với năm 2005. Nguyên nhân là do giá nguyên liệu bay tăng cao.

- Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2007: 565,8 tỷ đồng, tăng 25,6 % so với năm 2006. Nguyên nhân lợi nhuận trước thuế của Tổng công ty tăng là do Chính phủ từng bước nới lỏng chính sách quản lý giá trần, tạo điều kiện cho các hãng hàng không đa dạng giá vé và tăng doanh thu, thị trường và thị phần của Tổng công ty được mở rộng, hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng cao hơn.

- Tổng lợi nhuận trước thuế dự kiến năm 2008: 500 tỷ đồng, giảm 0,8% so với năm 2007. Lợi nhuận giảm là do giá cả đầu vào tăng mạnh.

2.TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 2.1.Tồn tại

và của toàn Tổng công ty chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, tổng vốn chủ sở hữu chỉ tương đương 02 chiếc máy bay B777. Phần lớn tài sản đang khai thác của Vietnam Airlines vẫn là các tài sản thuê và tài sản mua bằng nguồn vốn vay, tài sản của Tổng công ty chỉ chiếm 12-15% tổng giá trị tài sản khai thác. Đây là một hạn chế và khó khăn rất lớn của Tổng công ty trong điều kiện phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu cho giai đoạn sắp tới. Do thiếu vốn, Tổng công ty phải đi vay vốn với khối lượng lớn làm tăng chi phí, tăng giá thành, làm giảm khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh. Là một doanh nghiệp nhà nước, tuy nhiên Nguồn vốn NSNN hỗ trợ cho phát triển Vietnam Airlines quá nhỏ không đủ để làm thay đổi cơ bản năng lực tài chính của Tổng công ty. Trong khi vốn đầu tư thiếu trầm trọng thì tốc độ giải ngân và hiệu quả sử dụng đồng vốn ở một số dự án lại chưa cao. Do các dự án đầu tư máy bay đòi hỏi một khối lượng vốn đầu tư rất lớn, Tổng công ty đã phải nỗ lực để huy động được mức tối đa 85% lượng vốn đầu tư mua máy bay từ nguồn tín dụng xuất khẩu của các ngân hàng nước ngoài. Mặc dù vậy, năng lực tài chính của Tổng công ty vẫn rất yếu kém để có thể thu xếp 15% lượng vốn đầu tư đối ứng còn lại. Trong giai đoạn 2001-2005, Tổng công ty đã phải vay vốn ngắn hạn để thanh toán bắc cầu cho các khoản đầu tư dài hạn dẫn tới tình trạng tỷ lệ nợ cao so với vốn chủ sở hữu.

Thứ hai, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chưa cao: Ngoại trừ các dự án trọng điểm như đầu tư máy bay, hầu hết các dự án đầu tư của Tổng công ty đều không đảm bảo thời gian, tiến độ đã được phê duyệt trong dự án, đặc biệt là các dự án đầu tư xây dựng nhà xưởng, vật kiến trúc và một số dự án đầu tư trang thiết bị. Tình trạng kéo dài tiến độ của dự án đã làm giảm hiệu quả của hoạt động đầu tư tại Tổng công ty. Trong giai đoạn 2003-2008, Tổng công ty tập trung đầu tư phát triển đội máy bay sở hữu, vốn đầu tư bố trí cho các dự án khác đã có phần hạn chế, thế nhưng, ngay cả các dự án được phê duyệt đầu tư (thường là các dự án gắn

với việc khai thác đội máy bay mới) lại vẫn rơi vào tình trạng triển khai chậm chạp, tồn đọng vốn đầu tư.

Phương án nguồn vốn cho Dự án 4 B787-8

Ngày 30/10/2006, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 191/TB- VPCP thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về Kế hoạch phát triển đội máy bay của Tổng công ty HKVN đến 2015, trong đó Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Kế hoạch & Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính có phương án bố trí tiếp 1.289 tỷ đồng cho mua 04 máy bay B787-8 (bố trí từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 904 tỷ đồng và phát hành trái phiếu công trình 385 tỷ đồng).

Tại Tờ trình Thủ tướng Chính phủ số 1153/TCTHK-KHĐT ngày 27/7/2006 về Kế hoạch năm 2007, Tổng công ty đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, Ngành bố trí vốn Ngân sách Nhà nước 200,9 tỷ đồng cho Dự án mua 04 máy bay B787 để thanh toán theo tiến độ hợp đồng. Tuy nhiên tại Quyết định số 1506/QĐ- TTG ngày 14/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2007, Tổng công ty không được bố trí vốn Ngân sách cho các dự án máy bay năm 2007. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ ba, năng lực cạnh tranh của Vietnam Airlines thấp. Nếu so với các hãng hàng không cạnh tranh và đứng đầu về chất lượng dịch vụ trong khu vực như Singapore Airlines, Cathay Pacific, Thai Airway ..., Tổng công ty HKVN còn thua kém nhiều mặt. Công ty nghiên cứu hàng không hàng đầu thế giới Skytrax Research đã công bố kết quả xếp hạng các hãng hàng không trên thế giới năm 2005, Vietnam Airlines được xếp thứ 70 và nằm trong nhóm đạt tiêu chuẩn 3 sao. Có đến bảy hãng hàng không châu Á nằm trong bảng topten đạt mức 5 sao, bao gồm những người láng giềng Singapore, Thái Lan, Malaysia. Sự hạn chế về năng lực cạnh tranh của Tổng công ty gồm:

+ Số lượng máy bay tầm ngắn và tầm trung của Tổng công ty chưa đáp ứng đủ nhu cầu khai thác, kể cả trong nước và quốc tế. Lực lượng máy bay tầm trung xa và tầm xa còn quá mỏng nên hạn chế trong việc khai thác các thị trường xa xôi như châu Âu, châu Mỹ...Đội máy bay chủ yếu là đi thuê (chiếm gần 55%) nên dễ bị động và gây xáo trộn trong lịch khai thác khi hết thời hạn thuê phải trả máy bay. Hiện nay Tổng công ty chưa có máy bay chuyên chở hàng hoá và máy bay khai thác thị trường Mỹ.

+ Mạng đường bay của Vietnam Airlines chủ yếu vẫn là trong nước và khu vực. Hiệu quả kinh doanh của các đường bay nội địa chưa cao, nhiều đường bay địa phương chưa có khả năng sinh lời. Có sự mất cân đối về số lượng và tần suất khai thác của các đường bay quốc tế đi - đến thành phố Hồ Chí Minh so với 2 thành phố lớn khác là Hà Nội và Đà Nẵng. Đối với thị phần vận tải, vị thế áp đảo trên thị trường nội địa và chính sách điều tiết song phương đối với các đường bay quốc tế sẽ không còn khi mở cửa bầu trời trong tương lai gần, khi đó thị phần sẽ khó giữ được như hiện tại. Bên cạnh đó, do chưa tham gia liên minh hàng không nên khả năng vươn tới các thị trường xa như châu Âu, châu Mỹ, châu Phi còn hạn chế.

+ Hệ thống khai thác, kỹ thuật máy bay của Tổng công ty chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động. Tổng công ty vẫn phải thuê nước ngoài sửa chữa bảo dưỡng máy bay với khối lượng lớn (trên 70%), còn phải thuê phi công nước ngoài tới 25%. Hệ thống công nghệ thông tin cần phải đầu tư lớn để đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Thứ tư là, hạn chế về nguồn nhân lực: cơ cấu, bố trí lực lượng lao động chưa hợp lý, lực lượng công nhân kỹ thuật lành nghề có số lượng thấp, tỷ lệ chưa cao. Hiện nay Tổng công ty còn thiếu nhiều lao động bậc cao trong khai thác, bảo dưỡng máy bay và hoạt động maketing nhất là tại các văn phòng đại diện HKVN ở nước ngoài. Chưa xây dựng được nền văn hoá của Tổng công ty.

Chế độ thu nhập còn nhiều bất cập, chế độ khen thưởng, đãi ngộ còn nặng về hình thức nên chưa tạo động lực phấn đấu thực sự cho các cán bộ trong Tổng công ty.

2.2.Một số nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển ngành vận tải hàng không của Tổng công ty hàng không Việt Nam (Trang 63 - 69)