II. Phân tích hiệu quả kinh doan hở công ty Bia Việt Hà
2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định
• Tài sản cố định và sự biến động
bảng 15: Cơ cấu tài sản cố định năm 1999
Đơn vị: 1000 đồng
Nhóm tài sản
Giá trị còn lại đầu năm
Giá trị còn lại cuối năm Số tiền T.T Số tiền T.T % G.T còn lại so với N.G 1.Nhà xởng 2349870 16,90 2117000 16,77 90,10 2.Máy móc 7948020 57,13 7298200 57,81 91,62 3.Dụng cụ quản lý 1246430 8,97 1076324 8,53 86,35 4.TSCĐ cha dùng 260000 1,87 260000 2,06 100
5.Phơng tiện vận tải 715680 5,13 650620 5,15 90,91
6.TSCĐ khác 1393130 10,00 1222043 9,68 87,72
Tổng 13913130 100,00 12624187 100,00
Qua thực tế cơ cấu TSCĐ của công ty năm 1999 ta có một số nhận xét sau:
- Về cơ cấu TSCĐ: tổng giá trị còn lại của TSCĐ là 12624187, trong đó máy móc chiếm tỷ trọng lớn nhất với 57,81%, nhà xởng chiếm 16,77%. Theo nhận định của Công ty thì đây là hai loại TSCĐ quan trọng nhất và đợc ban thẩm định đánh giá là khá hợp lý. Các TSCĐ còn lại chiếm 25,42% trong đó chủ yếu là dụng cụ quản lý. Tuy nhiên cơ cấu phần còn lại của TSCĐ cha hợp lý đó là phợng tiện vận tải quá chiếm tỷ trọng thấp, gây khó khăn cho công tác thu mua và tiêu thụ sản phẩm của công ty.
- Mức độ khấu hao tơng đối thấp, tính bình quân là 9,26%/năm, trong đó khấu hao nhà xởng 9,9% và máy móc 8,38%. Nếu tính so với mức khấu hao bình quân cho những TSCĐ này là 15% thì khả năng thu hồi nhanh vốn cố định bằng khấu hao của công ty là rất thấp, sự dịch chuyển của giá trị TSCĐ vào giá trị sản phẩm diễn ra trong thời gian dài. Mặc dù vậy đây là nguyên nhân căn bản giúp công ty giảm giá thành sản phẩm.
• Bảo toàn và phát triển vốn cố định
Bảo toàn và phát triển vốn là yếu tố quan trọng đảm bảo cho các doanh nghiệp dy trì và phát triển sản xuất. Đối với doanh nghiệp Nhà nớc, hàng năm Nhà nớc công bố rõ hệ số điều chỉnh giá TSCĐ cho phù hợp với đặc điểm và cơ cấu hình thành TSCĐ của từng ngành kinh tế kỹ thuật làm căn cứ
để doanh nghiệp điều chỉnh giá trị TSCĐ, thực hiện bảo toàn và phát triển vốn.
Biểu 16: tình hình bảo toàn và phát triển vốn cố định năm 99
Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu Giá trị Ngân sáchNguồn vốn cố địnhTự cấp
1.Số vốn CĐ phải bảo toàn đầu
năm 13913130 11130504 2782626
2.Số vốn CĐ cuối năm 12624187 9846865 2777322
3.Số vốn đã thu hồi bằng khấu
hao 1288943 1283639 5304
4.Số vốn thực tế đã bảo toàn
(4=2+3) 13913130 11130504 2782626
5.Chênh lệch giữa số vốn đã bảo toàn và phải bảo toàn
(5=4-1)
0 0 0
Bảng số liệu cho thấy số vốn cố định công ty phải bảo toàn đầu năm bằng với số vốn bảo toàn thực tế, tức Công ty đã bảo toàn đợc vốn cố định, vốn cố định đợc sử dụng ổn định. Trong giai đoạn tới công ty cần thực hiện tốt công tác bảo toàn vốn, phát triển vốn cố định góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
• Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Hiệu quả sử dụng vốn cố định đợc phản ánh qua bảng 17. Nh đã nêu ở trên năm 1999 xởng bia 57 Quỳnh lôi tách thành công ty cổ phần nên số liệu tuyệt đối giữa năm 98 và 99 sẽ không đợc so sánh.
bảng 17: hiệu quả sử dụng TSCĐ Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 1998 1999 So sánh 98 - 99 C.lệch % 1.Doanh thu 61412 42800 - - 2.Lợi nhuận 2483 1246 - -
3.Nguyên giá TSCĐ bình quân 19832 13913 - -
4.Giá trị còn lại bình quân 17843 12624 - -
5.Hiệu suất sử dụng TSCĐ (5=1/3) 3,096 3,076 - 0,020 - 0,65 6.Hiệu suất sử dụng vốn cố định (6=1/4) 3,442 3,390 - 0,052 - 1,51 7.Hàm lợng vốn cố định (7=4/1) 0,290 0,295 0,005 1,72
8.Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định
(8=2/4) 0,139 0,099 - 0,040 - 28,78
9.Sức sinh lợi của TSCĐ
(9=2/3) 0,125 0,089 - 0,036 - 28,80
10.Suất hao phí của TSCĐ
(10=3/1) 0,323 0,325 0,002 0,62
Nhìn chung hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty năm 1999 thấp hơn năm 1998. Cụ thể nh sau:
- Hiệu suất sử dụng TSCĐ: phản ánh một đồng nguyên giá TSCĐ đem lại mấy đồng doanh thu. Năm 1998 một đồng nguyên giá TSCĐ đem lại 3,096 đồng doanh thu nhng năm 1999 chỉ đem lại 3,076 đồng, giảm 0,02 đồng tơng ứng 0,65%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng doanh thu thấp hơn so vơi tốc độ tăng nguyên giá. Mức hao phí TSCĐ năm 1999 (so với 1998) là:
42800/3,096 -13913 = 88,71 (triệu đồng)
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định: phản ánh một đồng giá trị còn lại của TSCĐ đa vào sản xuất kinh doanh đem lại mấy đồng doanh thu. Năm 1998 là 3,442 và năm 1999 là 3,390. Mức giảm là 0,052 tơng ứng với tỷ lệ là 1,51%.
Giả sử, hiệu suất sử dụng năm 1999 bằng năm 1998, để đạt mức doanh thu năm 1998 thì phải sử dụng một lợng TSCĐ có giá trị là:
42800 / 3,442 = 12434,63 (triệu đồng)
12624 - 12434,63 = 189,37 (triệu đồng)
Nguyên nhân là do doanh thu tăng chậm trong khi đó giá trị còn lại lớn.
- Hàm lợng vốn cố định: cho biết để tạo ra một đồng doanh thu cần đa vào bao nhiêu đồng vốn cố định.
Năm 1998 là 0,29 và năm 1999 là 0,295. Mức tăng là 0,005 đồng, với tỷ lệ 1,72%. Nh vậy để tạo ra một đồng doanh thu năm 1999 so với năm 1998 Công ty phải chi thêm 0,005 đồng
- Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định: phản ánh một đồng giá trị còn lại của TSCĐ đa vào sản xuất đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Năm 1998 là 0,139 và năm 1999 là 0,099. Mức giảm 0,04 đồng tơng ứng tỷ lệ 28,78%.
Giả sử, tỷ suất lợi nhuận vốn cố định năm 1999 bằng năm 1998 thì giá trị TSCĐ phải huy động vào sản xuất là: 1246 : 0,139 = 8964,03 (triệu đồng)
Thực tế sử dụng TSCĐ đã phải chi thêm: 12624 - 8964,03 = 3659,97 (triệu đồng)
- Sức sinh lợi của TSCĐ: cho biệt một đồng nguyên giá TSCĐ đem lại mấy đồng lợi nhuận.
Năm 1998 là 0,125 và năm 1999 là 0,089. Mức giảm là 0,036 đồng, tỷ lệ là 28,8%.
Nh vậy nếu so với năm 1998 thì năm 1999 công ty phải sử dụng thêm TSCĐ có giá trị: 12624 - 1246 / 0,125 = 2656 (triệu đồng)
- Suất hao phí TSCĐ: cho biết để có một đồng doanh thu cần đa vào sản xuất kinh doanh bao nhiêu đồng nguyên giá.
Năm 1998 là: 0,323 Năm 1999 là: 0,325
Mức tăng là 0,002 tơng ứng tỷ lệ là 0,62. Nh vậy là để tạo ra một đồng doanh thu thì năm 1999 cần nhiều hơn so với năm 1998 là 0,002 đồng nguyên giá TSCĐ.
Kết luận
TSCĐ có vai trò rất quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Tuy vậy khả năng sinh lời của tài sản cố định của công ty lại tơng đối thấp, không chỉ có thế nó lại có xu hớng giảm xuống qua các năm. Vậy Công ty cần chú trọng đổi mới TSCĐ để đảm bảo sự hiện đại, đồng bộ, tăng năng lực sản xuất và có hiệu quả.