Bảo tồn đa dạng sinhhọc dựa vào cộng đồng

Một phần của tài liệu Khảo sát tài nguyên đa dạng sinh học tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn và khu du lịch văn hóa Đầm Sen Đề xuất biện pháp bảo tồn (Trang 44 - 45)

- Nấm lớn ( Fungy)

3. Động vật khơng xương sống ở

3.5.3. Bảo tồn đa dạng sinhhọc dựa vào cộng đồng

Đây là một trong những biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học trên quan điểm sinh thái nhân văn mang tính chất xã hội hố cao. Thực tế ở các quốc gia trên thế giới và Việt Nam đã chứng minh, quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng dân cư địa phương cĩ thể đạt được hiệu quả về các mặt: Giải quyết được các mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên bao gồm cả đa dạng sinh học; Quản lý và sử dụng ổn định bền vững taì nguyên thiên nhiên; Hạn chế các mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo tồn thiên nhiên; Giảm thiểu được các tác động tới đa dạng sinh học và mơi trường sống tự nhiên; Giảm thiểu mức đầu tư với cơng tác bảo tồn thiên nhiên.

Ơû nước ta, bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng là khái niệm tương đối mới và chỉ được du nhập vào Việt Nam từ những năm 1990. Tuy nhiên, trong thực tế các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng ở các mức độ khác nhau đã được thực hiện từ rất lâu. Tại các vùng miền núi, cộng đồng quản lý tài nguyên rừng đã được hình thành cĩ từ lâu đời (hay cĩn gọi là quản lý rừng truyền thống) với nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của từng địa phương. Rừng cộng đồng truyền thống phổ biến nhất là các loại rừng thiêng, rừng ma, rừng đầu nguồn nước của thơn bản hay rừng của dịng họ.

Từ năm 1995 đến nay, Chính phủ cũng như các tổ chức quốc tế đã quan tâm đến quản lý và phát triển rừng cộng đồng. Trong đĩ phải kể đến Chương trình 327 và 661 với chủ trương giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp kết hợp cùng với các chương trình trồng rừng và phục hồi rừng. Dự án phát triển Nơng thơn Miền núi Cao Bằng, Bắc Kạn và Dự án phát triển nơng thơn miền núi Sơn La– Lai Châu (2000-2005) cũng đã tiến hành giao đất cho cộng đồng và hộ gia đình, đồng thời kết hợp với các hoạt động quản lý và phát triển tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng. Đặc biệt đáng chú là tỉnh Quảng Nam đã và đang thực hiện một dự án lớn về giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng và hộ gia đình và đi đơi với các giải pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng với nguồn kinh phí của tỉnh và được hỗ trợ kỹ thuật của quỹ FORD FOUNDATION và dự án MOSAIC của WWF.

Một phần của tài liệu Khảo sát tài nguyên đa dạng sinh học tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn và khu du lịch văn hóa Đầm Sen Đề xuất biện pháp bảo tồn (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w