Đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của Bưu điện huyện Thanh Thủy (Trang 46 - 50)

II. Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở Công ty may Chiến Thắng.

2. Thực trạng kinh doanh xuất khẩu ở Công ty may Chiến Thắng

2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty

2.1.1 Đặc điểm chung

Công ty may Chiến Thắng, tên giao dịch quốc tế CHIEN THANG GARMENT COMPANY (CHIGAMEX) là một doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam hoạt động theo luật pháp Việt Nam và điều lệ tổ chức hoạt động của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam.

Trụ sở chính của Công ty tại số 10 Thành Công-Ba Đình-Hà Nội, công ty đã đợc Bộ Công nghiệp nhẹ cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp số 228 ngày 24/3/1993.

Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là hàng may mặc, găng tay da, thảm len. Sản phẩm may của công ty gồm: sản phẩm may gia công, may bán FOB, may bán nội địa.

• sản phẩm may gia công: áo jacket 1 lớp đến 3 lớp, khăn tay trẻ em, bộ áo đi ma, áo sơ mi, gilê, áo bluoson, quần sooc, quần thể thao, áo váy • sản phẩm may bán giá FOB: áo jacket 2 lớp đến 3 lớp, sơ mi, quần âu,

quần đùi, bộ đồ ngủ

• sản phẩm may bán nội địa: áo jacket 1 lớp đến 3 lớp, sơ mi, quần âu, yếm trẻ em, khẩu trang, khăn phủ bàn, nơ ghế, cờ, đồ ngủ

• sản phẩm găng tay da: găng gôn, găng đông, găng lót, Mac logo • sản phẩm thảm len và sản phẩm thêu

Sản phẩm áo jacket là sản phẩm mũi nhọn của công ty. Khi nói đến áo jacket khách hàng tự tìm đến Công ty may Chiến Thắng đầu tiên, đây thực sự là sản phẩm có uy tín của công ty.

2.1.2 Cơ sở vật chất và trang thiết bị

Sau gần 10 năm xây dựng, Công ty may Chiến Thắng đã có 4 cơ sở:

- Cơ sở số 10 Thành Công

- Cơ sở 114 Nguyễn Lơng Bằng

- Cơ sở tại Thái Nguyên

Công ty đã có một hệ thống kho tàng nhà xởng khá hiện đại, tiện nghi với tổng diện tích lên đến 23.027 m2 trong đó kho tàng chiếm 3810 m2. Với cơ sở vật chất nh vậy công ty có đủ điều kiện mở rộng sản xuất.

Máy móc thiết bị cũng là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến khả năng sản xuất thực tế và chất lợng sản phẩm của công ty. Từ khi thành lập cho đến nay, công ty đã từng bớc đầu t đổi mới máy móc thiết bị. Từ chỗ chỉ có những chiếc máy may cũ của Đức và Liên Xô (cũ) đến nay đã có một dây truyền máy may hiện đại: máy thùa, máy may mác, máy 2 kim... Công ty đã sử dụng nguồn vốn đầu t để trang bị máy móc thiết bị và mở rộng sản xuất nh sau:

Bảng 2: Vốn đầu t trang bị máy móc thiết bị và xây lắp của công ty

(Đơn vị: triệu đồng)

Vốn đầu t 1997 1998 1999 2000 2001

Mua máy móc thiết bị 3.186 733 752 733 903

Xây lắp 0 167 153 167 142

Tổng cộng 3.186 900 905 900 1045

(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)

Nh vậy từ năm 1997-2001, mỗi năm công ty đã đầu t trên 900 triệu đồng cho mua máy móc thiết bị và xây lắp cần thiết. Với cơ sở vật chất và máy móc thiết bị hiện có Công ty may Chiến Thắng đã có đủ điều kiện mở rộng sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển và tìm kiếm đợc nhiều thị trờng tiêu thụ mới.

2.1.3 Lực lợng lao động

Lực lợng lao động của công ty là đông đảo (khoảng 3000 ngời), bao gồm nhiều trình độ khác nhau. Do đặc thù của công việc của công ty nên số lao động của công ty chủ yếu là nữ (chiếm 85%). Công ty còn thờng xuyên mở lớp đào tạo để nâng cao tay nghề lao động cho công nhân

Bảng 3: Bảng cơ cấu lao động trong công ty

Năm Tổng số LĐ Nam Nữ Bộ phận HC Bộ phận SXTT Trình độ ĐH CĐ-TC CN 2000 2659 772 1887 192 2467 187 225 2247 2001 2550 810 1740 179 2371 201 231 2118 2002 2981 884 2097 152 2829 258 295 2428 (Nguồn: Phòng tổ chức lao động) Vì ảnh hởng của cơ chế thị trờng nên số công nhân của công ty luôn biến động. Hàng năm để cân đối lợng công nhân thôi việc và công nhân xin vào làm nhằm duy trì và mở rộng sản xuất công ty đã tổ chức các hoạt động sau: + Công ty tổ chức các lớp học may: tổ chức một năm 2 khoá, mỗi khoá khoảng 40-50 học viên.

+ Công ty còn nhận một số công nhân ở trung tâm may của Bộ (tay nghề bậc 3), công nhân đã đợc đào tạo ở trờng trung học kỹ thuật may và thời trang Gia Lâm- Hà Nội.

2.1.4 Nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu của công ty hiện nay đợc chia thành 2 loại:

+ Nguyên vật liệu sẵn có: Đây là nguồn nguyên liệu công ty đã tiết kiệm đợc trong quá trình sản xuất bằng cách sử dụng phơng thức hạch toán bàn cắt. Nguồn nguyên vật liệu này đáp ứng đợc phần nào nhu cầu của công ty

+ Nguyên vật liệu mua: Công ty đã có đợc từ hai nguồn đó là nhập khẩu từ nớc ngoài và mua ở trong nớc. Nguyên vật liệu nhập khẩu của công ty gồm vải các loại, vải giả da, phụ liệu các loại, da thuộc. Các nguyên vật liệu này công ty chủ yếu nhập từ các nớc nh: Hàn Quốc, Nhật, Anh, Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc, Mỹ...Nguyên vật liệu đợc mua theo định mức chung nhng đăng ký với hải quan định mức tiêu hao thực tế

Bảng 4: Tình hình nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty 2000- 2002

Nguyên vật liệu NK

Đơn vị

Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002

Số lợng Giá trị Số lợng Giá trị Số lợng Giá trị Vải các M 2.478.954 4.065.234 4.287.404 7.427.669 4.720.765 10218559

Vải giả da M 44.986 839.844 37.012 622.946 27000 424679 Phụ liệu USD 0 3.002.629 0 3.202.175 0 3657544 Da thuộc SP 1.285.616 2.903.298 1.020.822 2.390.297 1.050.987 1233958 (Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu ) Từ năm 2000 công ty đã bắt đầu nhập tại chỗ vải và phụ liệu các loại. Tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty năm 2000 là 10.813.996 USD thì nhập khẩu tại chỗ là 167.267 USD chiếm tỷ lệ 1,54% trong tổng kim ngạch nhập khẩu, năm 2001là 13.643.086 USD và nhập khẩu tại chỗ là 210.129 USD chiếm 1,47%, năm 2002 là 15.534.740 USD trong đó nhập khẩu tại chỗ là 404.549 USD chiếm 2,604%. Công ty đã mua một số nguyên liệu ở trong nớc nh: vải lót mua của công ty Sankei Việt Nam, bông mua của công ty Vikomoolsan, khoá IKK mua từ công ty khóa Khánh Hoà...

Công ty may Chiến Thắng đã có bộ phận lập kế hoạch chính xác nhu cầu nguyên vật liệu đúng khối lợng và thời điểm. Bộ phận này có bổn phận phải hoạch định chi tiết nguyên vật liệu cho từng giai đoạn.

2.1.5 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây

Bảng 5: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty

Các chỉ tiêu Đ.vị 1999 2000 2001 2002 Doanh thu Tr.đ 65.475 58.149 62.146 81.027 Giá trị SXCN Tr.đ 46.838 41.774 49.679 60.000 Vốn kinh doanh Tr.đ 40.855 40.670 41.083 43.850 Vốn cố định Tr.đ 25.175 26.210 27.210 28.250 Vốn lu động Tr.đ 15.140 14.460 13.963 15.600 TN bq/lao động đồng 864.000 913.000 926.000 935.000 May gia công Sp 1.067.307 693.089 841.013 1.141.015

May bán FOB Sp 19.459 130.919 178.205 217.689

May bán nội địa Sp 9.829 55.698 95.382 108.995 (Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của Bưu điện huyện Thanh Thủy (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w