Kiểm toán tài sản cố định

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán báo cáo quyết toán công trình Xây dựng cơ bản hoàn thành do Công ty VAFICO thực hiện (Trang 27 - 29)

• Mục đích kiểm toán tài sản cố định - Các tài sản cố định là có thật

- Xác đinh giá trị tài sản cố định thuộc sở hữu của Chủ đầu tư và được hình thành qua đầu tư một cách đúng đắn.

- Các tài sản cố định phản ánh một cách đầy đủ và đúng gái trị trong báo cáo

- Các tài sản cố định ghi trên sổ sách kế toán chi tiết phù hợp với sổ cái

- Việc tính toán và đánh giá tài sản cố định đúng theo các chuẩn mực kế toán

- Sự trình bày và khai báo về tài sản cố định, tính khấu hao tài sản cố định là đúng đắn và đầy đủ.

- Việc tính ra nguyên giá tài sản cố định hình thành qua đầu tư là đúng đắn, đầy đủ và hợp lý các chi phí cấu thành.

- Kiểm soát nội bộ về tài sản cố định là đầy đủ, chặt chẽ và hiệu quả.

• Xác định rủi ro kiểm toán

- Ghi tăng tài sản cố định so với thực tế có thể do ghi tăng gái trị tài sản cố định sở hữu hoặc ghi tăng tài sản cố định không thuộc quyền sở hữu.

- Ghi chép, phản ánh không đầy đủ tài sản cố định, ghi chép không đồng bộ cả số lượng và giá trị.

- Tài sản cố định không ghi rõ và đầy đủ tên gọi, chất lượng và nơi sử dụng.

- Xử lý các tài sản cố định của Ban quản lý khi công trình hoàn thành không đúng chế độ quy định, thường gây thiệt hại cho Nhà nước.

- Không theo dõi tài sản cố định dùng cho chuyên gia đối với công trình vay vốn nước ngoài.

• Phương pháp kiểm toán

Xuất phát từ đặc điểm tài sản cố định của Chủ đầu tư ít, giá trị lớn, các nghiệp vụ tăng giảm phát sinh ít. Do vậy việc kiểm toán tài sản cố định thường được tiến hành cho toàn bộ các tài sản cố định hiện có của Chủ đầu tư.

Các nghiệp vụ cơ bản thửu nghiệm :

- Tổng hợp tài sản cố định của Ban quản lý, phân tích so sánh với danh mục tài sản cố định trong dự án.

- So sánh tài sản cố định tăng giảm với dự toán, kế hoạch mua sắm, hợp đồng, đơn đặt hàng cùng các chứng từ vận chuyển, hóa đơn của người cung cấp.

- Kiểm kê hiện vật đối chiếu với số hiện có trong báo cáo quyết toán của Chủ đầu tư.

- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của các chứng từ tăng, giảm tài sản cố định.

- Kiểm tra lại nguồn gốc của một số tài sản cố định mà kiểm toán viên nghi ngờ để xác định tính có thật, tránh hiện tượng thế chấp, đi thuê…

- Nếu các tài sản cố định mà kiểm toán viên có ít hiểu biết thì phải mời chuyên gia xác nhận.

- Kiểm tra tính liên tục của các chứng từ tăng, giảm tài sản cố định để đánh giá tính đầy đủ của việc ghi chép. Đồng thời kiểm tra quá trính ghi chép và hạch toán của những tài sản cố định cần thiết. - Đối chiếu, so sánh số liệu trên sổ tổng hợp và sổ chi tiết tài sản cố

định.

- Kiểm tra việc trình bày tài sản cố định trên báo cáo quyết toán về giá trị còn lại, nguyên giá, số đã khấu hao.

- Kiểm tra và tính toán lại khấu hao tài sản cố định của Ban quản lý theo quy định và so sánh với số liệu của Chủ đầu tư.

- Kiểm tra tính nhất quán của việc áp dụng phương pháp tính khấu hao và phân bổ chi phí khác về Xây dựng cơ bản cho từng hạng mục công trình.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán báo cáo quyết toán công trình Xây dựng cơ bản hoàn thành do Công ty VAFICO thực hiện (Trang 27 - 29)