- Rotarix: Vaccin uống phòng tiêu chảy cho trẻ em.
b. Chiến lược giá
Chiến lược giá xâm nhập cao
Chiến lược giá xâm nhập cao được công ty áp dụng trên các mặt hàng mới lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường, có đặc tính và công năng nổi trội.
Ví dụ: Vaccin Rotarix, sản phẩm này khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam với lợi thế về công năng là “Vaccin uống phòng tiêu chảy cho em duy nhất có mặt tại Việt Nam” Vì vậy công ty đã quyết định đưa ra giá xâm nhập cao 710.000 VNĐ/ 1lần uống. Ở trẻ em phải dùng hai liều vaccin tương đương với 1.420.000 VNĐ.
Chiến lược một giá
Chiến lược này được nhận thấy rõ khi so sánh giá một số mặt hàng của GSK tại Việt Nam khi tham gia đấu thầu và bán buôn cho các nhà thuốc
Bảng 3.4. So sánh giá bán buôn cho các nhà thuốc và giá tham gia đấu thầu
Đơn giá: VNĐ
Tên thuốc Giá bán buôn cho các nhà thuốc Giá tham gia đấu thầu
Fortum 1g 68.355/ lọ 68.355/ lọ
Zinnat 250 mg 11.210/ viên 11.210/ viên
Zinnat 500 mg 20.390/viên 20.390/viên
Zinacef 750 mg 34.178/ lọ 34.178/lọ
Lacipil 2 mg 4.067/viên 4.067/viên
Lacipil 4 mg 6.392/viên 6.392/viên
Thông qua chiến lược một giá cho phép GSK đảm bảo được doanh số, định giá và quản lí khá dễ dàng đặc biệt là duy trì được uy tín trong khách hàng.
Chiến lược giảm giá thành sản phẩm thông qua sản xuất nhượng quyền
Để đối phó lại với chiến lược sản xuất các sản phẩm “bắt chước” của các nhà sản xuất Việt Nam và một số hãng dược phẩm châu Á, GSK đã thực hiện chiến lược sản xuất nhượng quyền với mục đích giảm giá thành, tạo lợi thế cạnh tranh.Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo các yêu cầu chất lượng, vì vậy công ty chỉ lựa chọn các nhà sản xuất có uy tín đáp ứng được tiêu chuẩn chất do hãng đặt ra.
Ví dụ: Sản phẩm Panadol, hiện nay đã được sản xuất tại Việt Nam thông qua công ty Sanofi Synthelabo. Dưới hình thức này Panadol đã được bán trên thị trường với mức giá cạnh tranh so với một số sản phẩm khác có cùng hoạt chất. Bên cạnh đó do toàn bộ nguyên liệu cũng như quy trình sản xuất là do GSK cung cấp vì vậy sản phẩm vẫn bảo đảm được tiêu chuẩn chất lượng, đây là lợi thế lớn của Panadol khi cạnh tranh với các sản phẩm khác.
c.Chiến lược phân phối
Công ty sử dụng chiến lược phân phối chọn lọc, lựa chọn hai nhà phân phối có uy tín chất lượng tốt nhất là Zuellig và Diethelm. Trong đó, Zuellig phân phối Vaccin và dược phẩm kê toa, Diethelm phân phối thuốc OTC. Ngoài ra, nhằm phục vụ đầy đủ và kịp thời nhu cầu của khách hàng, GSK thông qua công ty Hoàng Đức phân phối tất cả các mặt cho các phòng mạch tư ngoài giờ hành chính.
Với chiến lược phân phối chọn lọc:
+ GSK có thể kiểm soát được thị trường và đạt mục tiêu mở rộng thị trường + Tiết kiệm chi phí, thời gian, loại bỏ các trung gian kém hiệu quả.