- Rotarix: Vaccin uống phòng tiêu chảy cho trẻ em.
a. Lựa chọn thị trường và khách hàng mục tiêu
3.4.2. Bàn luận về sự vận dụng chiến lược nhân sự của công ty GSK, Sunpharm và Eisa
Eisai
Các hãng dược phẩm hàng đầu: chiến lược nhân sự được thực thi bài bản chuyên nghiệp, từ khâu tuyển dụng, đào tạo kết hợp với các chính sách hợp lí trong duy trì và phát huy nguồn lực. Tạo môi trường làm việc độc lập thân thiện và gắn bó.
Các hãng dược phẩm trung bình: yêu cầu tuyển dụng không cao, chiến lược không được thực hiện bài bản như các hãng dược phẩm lớn. Các chính sách đối với nhân viên nhiều khi chưa thỏa đáng, do đó thường xuyên có sự xáo trộn nhân sự, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Như vậy: Với địa vị sản phẩm khác nhau các công ty dược phẩm nước ngoài lựa chọn và thực hiện các chiến lược kinh doanh khác nhau. Hình thành ra hai nhóm công ty với các chiến lược tương ứng:
- Nhóm các hãng dược phẩm hàng đầu thế giới của các nước phát triển. Các hãng này với luôn đi đầu với các sản phẩm gốc, đồng thời có nguồn lực tài chính mạnh. Các chiến lược kinh doanh của các công ty được thực hiện hết sức bài bản, chuyên nghiệp điển hình là chiến lược marketing và nhân sự. Do đó, nhóm này đang chiếm thị phần lớn trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay đang bị cạnh tranh quyết liệt từ các hãng
dược phẩm từ các nước Châu Á và Đông Âu thông qua các chiến lược sản phẩm “bắt chước”, giá thấp hơn và chiến lược xúc tiến hỗ trợ kinh doanh linh hoạt hơn.
- Nhóm các công ty dược phẩm từ các nước Ấn Độ, Hàn Quốc và các nước khác. Các hãng dược phẩm này không có lợi thế về sản phẩm tuy nhiên họ lại có các chiến lược kinh doanh rất linh hoạt hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động kinh doanh của công ty. Nhưng sản phẩm luôn là nhân tố quan trọng và ưu tiên hàng đầu đặc biệt là đối với một công ty dược phẩm. Chính vì vậy để khẳng định được vị thế của mình các công ty này cũng cần chú trọng đến các chiến lược cho sản phẩm đặc biệt là nhấn mạnh về chất lượng