- Rotarix: Vaccin uống phòng tiêu chảy cho trẻ em.
a. Lựa chọn thị trường và khách hàng mục tiêu
3.4.1. Bàn luận về sự vận dụng các chiến lược marketing của công ty GSK, Sunpharma và Eisai.
Sunpharma và Eisai.
Chiến lược sản phẩm: Các hãng dược phẩm hàng đầu như GSK khẳng đinh vị thế trên các sản phẩm gốc, độc quyền. Phát triển sản phẩm với các chỉ định mới và chuyên biệt hóa theo chiều sâu. Ngược lại, đối với các hãng dược phẩm trung bình như Sunpharma của Ấn Độ, chiến lược điển hình là chiến lược sản phẩm “bắt chước”, ăn theo các dòng sản phẩm nổi tiếng. Với hãng ở địa vị trung gian như Eisai, không có tiềm lực tài chính đủ mạnh như các hãng lớn, nhưng cũng có uy tín về chất lượng, họ tập trung xoáy sâu trên một số mặt hàng chủ đạo.
Chiến lược giá: Lợi thế từ các sản phẩm gốc, uy tín và chất lượng đa số các hãng dược phẩm hàng đầu lựa chọn các chiến lược giá xâm nhập cao, chiến lược giá ổn định và tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách giảm giá thành thông qua liên doanh liên kết. Đối với các
hãng với các sản phẩm “bắt chước” chiến lược giá thực hiện thông thường là giá xâm nhập thấp nhằm tạo lợi thế cạnh tranh.
Chiến lược phân phối: Theo quy định các công ty dược phẩm nước ngoài không được phép phân phối trực tiếp sản phẩm vào Việt Nam. Vì vậy, hình thức các công ty lựa chọn là phân phối gián tiếp và triển khai chiến lược phân phối chọn lọc hoặc chiến lược phân phối độc quyền.
Chiến lược xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh: Các hãng dược phẩm hàng đầu với nguồn lực tài chính mạnh, các hoạt động hỗ trợ kinh doanh tập trung dưới các hoat động PR bài bản chuyên nghiệp, tạo nhận thức sâu trong bác sĩ về chất lượng thuốc tốt. Đối với các hãng trung bình thì tập trung chiến lược tác động đến bác sĩ, tạo dựng các mối quan hệ dưới nhiều hình thức.