Văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Khảo sát và nhận dạng chiến lược kinh doanh của một số công ty Dược phẩm nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2005 - 2007 (Trang 38 - 40)

- Rotarix: Vaccin uống phòng tiêu chảy cho trẻ em.

e.Văn hóa doanh nghiệp

Môi trường làm việc tại công ty GSK là hoàn toàn “mở”. Mỗi nhân viên luôn được tạo điều kiện để phát huy khả năng làm việc độc lập, cách giải quyết công việc nhanh nhạy, linh hoạt. Do vậy đã tạo ra trong công ty một tinh thần làm việc năng động, say mê, và sáng tạo, mọi người cùng cam kết, cùng đóng góp. GSK tại Việt Nam tinh thần đó được định hướng qua “Rainbow life”, luôn sống và làm việc theo 7 sắc cầu vồng.

Hình 3.26. Biểu tượng tinh thần làm việc của GSK Việt Nam

+ Màu đỏ - Làm việc trung thực hiệu quả - tinh thần chịu trách nhiệm”.

+ Màu cam - “Làm việc với lòng đam mê”.

+ Màu vàng - “Làm việc với tinh thần năng động sáng tạo”

+ Màu xanh - “Mọi người cùng cam kết, mọi người cùng đóng góp”

+ Màu xanh đậm - “Tinh thần khẩn trương cao độ”.

+ Màu tím đậm -“Tình thần tự rèn luyện bản thân và phát triển đồng nghiệp”.

+ Màu tím nhạt - “Không tách rời với lợi ích của GSK”.

Với định hướng làm việc théo các màu sắc khác nhau, GSK đã thực sự tạo ra được nét văn hóa riêng cho toàn công ty. Nét văn hóa đó đã ăn sâu trong tiềm thức của nhân viên, mỗi khi có sự thay đổi màu sắc thì phương châm hành động của nhân viên cũng thay đổi thích ứng.

3.2. Hệ thống các chiến lược kinh doanh của công ty Sunpharma tại Việt Nam Nam

3.2.1. Một vài nét về công ty Sunpharma.

Hình 3.3.27. hình ảnh logo công ty Sunpharma

Sunpharma là một công ty dược phẩm lớn thứ 5 tại Ấn Độ. Năm 2002 Sunpharma chính thức mở văn phòng đại diện tại Việt Nam Nhưng trong thời gian đầu Sunpharma gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên từ năm 2005 trở lại đây với sự đầu tư và chú trọng các chiến lược marketing, chiến lược nhân sự công ty đang tạo dựng được vị thế, công ty tập trung trên ba mặt hàng chủ yếu: Tim mạch, thần kinh và tâm thần.

3.2.2. Hệ thống các chiến lược kinh doanh của công ty Sunpharma tại Việt Nam

Mục tiêu kinh doanh

Nhận xét: Trong mục tiêu này đã phản ánh được tính chuyên biệt, tính định lượng qua con số cụ thể 28 tỷ VNĐ. Mục tiêu hoàn toàn có khả năng đạt được, có tính khả thi vì trong năm 2006 công ty đã thu doanh thu 22 tỷ VNĐ, thị trường của công ty đã được mở rộng, sản phẩm được nhiều khách hàng quan tâm. Và năm 2007 chính là khoảng thời gian chính xác để đạt được mục tiêu. Đây chính là định hướng quan trọng để công ty lựa chọn và thực hiện các chiến lược kinh doanh.

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu. cơ hội, thách thức và lựa chọn các chiến lược. Bảng 3.7. Ma trận SWOT của công ty Sunpharma

MA TRẬN SWOT

Cơ hội (O)

- Thị trường dược phẩm là một thị trường đầy tiềm năng.

- Môi trường kinh doanh thông thoáng.

- Năng lực sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu đặc biệt là các thuốc chuyên khoa sâu.

Thách thức (T)

- Cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên khốc liệt hơn

- Đời sống người dân ngày một nâng cao, vì vậy chất lượng thuốc ngày càng được chú trọng.

Điểm mạnh (S)

- Là một hãng dược phẩm lớn tại Ấn Độ nguồn lực tài chính tương đối mạnh - Giá thành sản phẩm hợp lí so với mực thu nhập của người dân Việt Nam, tạo lợi thế cạnh tranh lớn.

Chiến lược SO

- Thực hiện chiến lược sản phẩm “bắt chước” một số mặt hàng đã có uy tín và thương hiệu trên thị trường. Sau đó định giá theo thị trường nhằm tạo lợi thế cạnh tranh.

Chiến lược ST (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng thương hiệu là một hãng dược phẩm uy tín đối với khách hàng.

- Sử dụng đa dạng và linh hoạt các công cụ XTHTKD.

Điểm yếu (W)

- Chật lượng sản phẩm không được đánh giá cao so với các hãng dược phẩm hàng đầu.

- Nguồn nhân lực thường không ổn định, có trình độ chuyên môn yếu.

Chiến lược WO

- Tìm kiếm khúc thị trường phù hợp tận dụng tối đa cơ hội để khắc phục điểm yếu.

Chiến lược WT

- Khắc phục các điểm yếu về nhân lực.

- Sử dụng chiến lược phân phối độc quyền để dễ quản lí các mặt hàng khi đưa ra thị trường.

3.2.2.1. Chiến lược marketing

Một phần của tài liệu Khảo sát và nhận dạng chiến lược kinh doanh của một số công ty Dược phẩm nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2005 - 2007 (Trang 38 - 40)