Quá trình hình thành và phát triển của Công ty rợu Hà Nộ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty Rươụ Hà nội. (Trang 31 - 34)

Nhà máy rợu Hà Nội đợc hãng Fontain (Pháp) xây dựng năm 1892 cùng với nhà máy rợu Nam Định, Hải Dơng và Bình Tây. Địa điểm của nhà máy giáp với bốn mặt phố: Nguyễn Công Trứ, Lò Đúc, Hoà Mã, Ngô Thì Nhậm. Đến 1955 một phần diện tích của nhà máy đợc cắt cho nhà máy dệt kim Đông Xuân. Nhìn về quá khứ thì có thể chia sự hình thành và phát triển của Công ty làm bốn giai đoạn:

Giai đoạn 1: Trớc Cách mạng tháng 8 (1945) Giai đoạn 2: Từ 1945- 1975

Giai đoạn 3: Từ 1975- 1989 Giai đoạn 4: Từ 1989 đến nay.

Giai đoạn 1: Trớc Cách mạng tháng Tám (1945).

Trong thời kỳ này nhà máy sản xuất ra các loại rợu, cồn thô dùng để pha chế các loại rợu trắng và một số loại rợu màu, rợu thuốc. Những nhãn hiệu Nam Hơng Tửu đã trở nên quen thuộc. Cũng trong thời kỳ này bọn “Tây Đoan” cấm ngời dân nấu rợu rất gắt gao . Do đó tiêu thụ của Công ty mang tính độc quyền và bắt buộc. Mỗi ngày phải dùng từ 40-50 tấn gạo chở từ Nam kỳ ra. Sản phẩm cồn thô không đợc tinh chế chất lợng kém mang nhiều độc tố. Nhng mỗi năm cũng sản xuất 4-5 triệu lít cồn 900 và vào khoảng 10 triệu lít rợu các loại.

Giai đoạn 2: Từ 1945 - 1975.

Trong những năm kháng chiến chống Pháp , nhà máy ngừng sản xuất. Nơi đây biến thành trại giam có lính canh gác ngày đêm.

Năm 1954 , khi hoà bình lập lại, Chính phủ đã có chủ trơng khôi phục lại nhà máy. Năm 1955 đã có những cán bộ đầu tiên về nhà máy chỉ đạo việc khôi phục. Nhà máy thuộc sự quản lý của Bộ Công nghiệp nhẹ. Năm 1956 nhà máy cho ra đời những sản phẩm đầu tiên. Đây cũng chính là năm nhà máy thực hiện phong trào làm theo lời Bác đã đợc phát động. Mọi khó khăn lớn lao đã đợc khắc phục. Sự đoàn kết nhất trí trong toàn nhà máy dới sự lãnh đạo của Đảng đã thực hiện tốt. Nhà máy trởng thành và tiến bộ nhanh chóng. Năm 1968 nhà máy vinh dự đợc đón Bác về thăm. Bác chỉ

thị cho cán bộ kỹ thuật của nhà máy phải nghiên cứu tìm tòi về nguyên liệu sản xuất khác thay thế cho gạo vì lúc đó miền Bắc đang rất thiếu gạo. Năm 1959 đến 1960 đợc sự giúp đỡ của chuyên gia Trung Quốc, nhà máy đã sản xuất thành công cồn tinh chế, đảm bảo các tiêu chuẩn trong nớc và quốc tế về chất lợng. Từ đó nhà máy nghiên cứu và cho ra thị trờng các loại rợu vốtca, rợu màu để đáp ứng nhu cầu trong nớc và xuất khẩu nh các loại rợu Lúa Mới, Nếp Mới, Nếp cẩm, Rợu Chanh, Rợu Cam, rợu Cà phê, rợu Thanh Mai.

Năm 1962- 1968 nhà máy rợu liên tục xuất khẩu các sản phẩm sang Liên Xô (cũ) và các nớc Đông Âu. Trung bình xuất khẩu hàng năm từ 3- 10 triệu lít/năm. Năm 1970 nhà máy đợc thí điểm cải tiến quản lí xí nghiệp. Nhiều đoàn chuyên viên, nhiều hội nghị, chuyên đề, nhiều cán bộ cao cấp đã về nhà máy nh đồng chí Lê Thanh Nghị, Lê Văn Lơng ...

Trong thời kỳ này nhà máy đã thí điểm công nghệ nấu và lên men liên tục. Nhng do điều kiện và thiết bị không phù hợp nên phơng pháp lên men liên tục đã không thành công. Năm 1973 lại quay về phơng pháp gián đoạn. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt 12 ngày đêm “Điện Biên Phủ” trên không ở Hà Nội , nhà máy vẫn sản xuất ngày đêm cung cấp cồn cho y tế và quốc phòng. Trong những năm này , sản xuất sản lợng cồn hàng năm đạt 4-5 triệu lít, sản lợng rợu mùi đạt 6-8 triệu lít.

Giai đoạn 3 : Từ 1975- 1989.

Năm 1973 khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, nớc nhà thống nhất nhà máy cử một đoàn cán bộ đi thực tập ở Liên Xô về thiết bị và công nghệ rợu bia. Khi trở về đoàn có phơng án đề xuất nhập thiết bị tiên tiến nhằm nâng cao chất lợng sản phẩm của nhà máy. Đợc Nhà nớc duyệt, nhà máy đã nhập đồng bộ hệ thống tinh luyện cồn hiện đại của hãng Bodecia Pháp với công suất 10 tấn/ hơi/ giờ/ cái và 4 máy dán nhãn. Năm 1979 thiết bị đã đợc đa về nhà máy. Năm 1985 đã đợc lắp đặt và năm 1986 đã đợc đa vào sản xuất. Tháng 3/ 1982, Nhà máy rợu Hà Nội cùng với Nhà máy bia Hà Nội, Nhà máy Thuỷ Tinh Hải Phòng và Phòng nghiên cứu rợu bia đợc sát nhập thành Xí nghiệp liên hợp rợu bia nớc giải khát.

Giai đoạn 4: Từ năm 1989 đến nay.

Tháng 5/1989 theo Quyết định số 247/QĐ của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, nhà máy rợu, sau 8 năm nằm trong Xí nghiệp liên hiệp, đã đợc tách ra thành một đơn vị hạch toán độc lập , tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cũng trong thời kỳ này, thị trờng xuất khẩu chủ yếu của nhà máy cũng bị ảnh hởng mạnh do ảnh hởng về tình hình kinh tế chính trị xã hội ở Liên Xô (cũ) và các nớc Đông Âu, các hiệp định về xuất khẩu, rợu bị huỷ bỏ, chỉ còn khả năng xuất khẩu theo chơng trình trả nợ giữa Nhà nớc Việt Nam và Nhà nớc Liên Xô (cũ), nhà máy chủ yếu chuyển sang sản xuất phục vụ nhu cầu trong nớc. Năm 1991. Nhà máy phải thực hiện luật thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng cho sản phẩm rợu . Điều này làm cho giá thành sản phẩm tăng từ 1,5 - 2 lần khiến cho tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn, việc sản xuất bị gián đoạn, công nhân phải nghỉ chờ việc. Năm 1992, nhà máy thực hiện một số biện pháp để khắc phục tình trạng khó khăn nh giảm độ rợu để giảm mức thuế, đầu t 1,2 tỷ đồng để lắp đặt dây chuyền sản xuất bia với công suất 3000- 5000 lít/ ngày phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, tăng cờng nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới. Năm 1993 một phần do Nhà nớc điều chỉnh lại thuế tiêu thụ đặc biệt tránh đánh thuế trùng nên giá sản phẩm có giảm xuống đợc thị trờng chấp nhận . Với sự ra đời của nhiều sản phẩm mới nên tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy có phần ổn định hơn. Tháng 7/ 1994 Nhà máy rợu Hà Nội chính thức đợc đổi tên thành Công ty rợu Hà Nội theo Quyết định của Bộ công nghiệp nhẹ ký ngày 1/3/1993 và tinh thần của Nghị định 388/ HĐBT (nay là Chính phủ ) ngày 20/1/1991 về việc thành lập giải thể và sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nớc .

Năm 1996 Tổng Công ty rợu bia nớc giải khát Việt Nam đợc thành lập gồm 16 thành viên, trong đó Công ty tợu Hà Nội là một trong 8 công ty hạch toán độc lập, tự chủ của Tổng công ty.

Công ty rợu Hà Nội có tên giao dịch: HALICO. Địa chỉ: 94 Lò Đúc - Quận Hai Bà Trng Hà Nội . Điện Thoại: 9719163 - 8213147.

Fax:04-8212662.

Tài khoản 4311 - 01- 000007 - Ngân hàng nông nghiệp Hà Nội. Giám đốc công ty: Nguyễn Thợng Chất .

Cơ quan chủ quản: Tổng công ty rợu bia nớc giải khát Việt Nam.

Năm 1997 công ty ngừng sản xuất bia nớc giải khát, tập trung vào sản phẩm rợu. Năm 1998 công ty kỷ niệm 100 năm thành lập và phát triển. Năm 1999 do thay đổi luật thuế và áp dụng luật thuế giá trị gia tăng , mức thuế tiêu thụ đặc biệt giảm , nên sản xuất và tiêu thụ lên rất nhanh.

Là một nhà máy hình thành và phát triển lâu đời và hiếm có ở Hà Nội cùng với truyền thống đoàn kết và vợt khó, nhà máy đã nhận 5 huân chơng lao động hạng 2 và

hạng 3, 5 huân chơng vàng quốc tế, 10 huy chơng các loại, chất lợng sản phẩm cao và ổn định từ mặt hàng truyền thống đến mặt hàng mới. Đảng bộ và các đoàn thể vững mạnh đã đa công ty phát triển đi lên và ngày càng khẳng định vị trí trong ngành.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty Rươụ Hà nội. (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w