Một số hạn chế và nguyên nhân: 1 Một số hạn chế:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông (Trang 57 - 59)

III. Đánh giá chung về công tác lập dự án tại công ty:

2.Một số hạn chế và nguyên nhân: 1 Một số hạn chế:

Bên cạnh những thành tựu mà công ty đạt được thì công tác lập dự án còn có những hạn chế sau:

* Phương pháp lập dự án:

Phương pháp lập tại công ty chủ yếu là phương pháp phân tích, đánh giá, dự báo và so sánh, phương pháp dựa vào các dự án tương tự. Tuy nhiên không phân tích chi tiết cách thức sử dụng chúng, các phương pháp này không được đưa vào một hệ thống chung khi lập, do đó cán bộ soạn thảo dự án có thể theo thói quen sử dụng một phương pháp đó, có thể dựa vào ý kiến chủ quan của mình khi lập dự án làm cho chất lượng lập dự án không tốt, dễ có những sai sót trong khi lập.

* Quy trình lập dự án:

Công ty đang tiến hành quy trình lập dự án theo tiêu chuẩn của bộ xây dựng. Do quy trình được lập sẵn nên cán bộ trong nhóm soạn thảo dự án chỉ cần theo khuôn mẫu, làm hạn chế tính sáng tạo, linh hoạt của người lập dự án. Và có những dự án lập sau có nội dung được áp dụng tương tự, rập khuôn dự án trước, công tác lập dự án sẽ được tiến hành nhanh chóng nhưng không có tính sáng tạo.

* Nội dung lập dự án:

Tuy phân tích đầy đủ các nội dung: nghiên cứu các căn cứ chủ yếu hình thành dự án đầu tư, nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật, nghiên cứu khía cạnh thị trường, nghiên cứu tổ chức quản lý và nhân sự, phân tích tài chính, nghiên cứu đặc điểm kinh tế - xã hội… để dự án được lập có chất lượng cao, hoàn thành trong thời gian cho phép và giảm thiểu chi phí. Nhưng khi phân tích chỉ chú trọng các chỉ tiêu NPV, IRR, T; bỏ qua các chỉ tiêu khác như: B/C, RR. Chỉ phân tích độ an toàn về nguồn vốn, an toàn về khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ, chưa phân tích độ nhạy để đánh giá độ an toàn cao cho các chỉ tiêu hiệu quả tính toán. Trong khi phân tích đã bỏ qua chỉ tiêu phản ánh tác dụng của dự án đối với kinh tế xã hội như: NAV, B/C… nên đã không đánh giá hết được lợi ích và chi phí mà dự án đem lại cho xã hội .

2.2. Nguyên nhân của các hạn chế:a. Nguyên nhân khách quan: a. Nguyên nhân khách quan:

- Nhà nước có sự ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luất liên quan đến công tác lập dự án nhằm tạo cơ sở pháp lý trong việc lập dự án. Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn còn chồng chéo, chưa có sự thống nhất, chư phù hợp với tình hình thực tế, dẫn đến việc áp dụng khác nhau, gây khó khăn trong công tác lập dự án. Và việc thay đổi, bổ sung liên tục các chính sách pháp luật như quy định, thông tư hướng

dẫn của các bộ, sở ban ngành đã gây khó khăn trong việc cập nhật và ứng dụng các thay đổi trong công tác lập dự án.

- Công tác quy hoạch chưa đi trước một bước, thiếu tầm nhìn chiến lược; nhiều quy hoạch, kế hoạch còn mang tính chủ quan, chưa gắn việc nghiên cứu với quy luật thị trường; thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội.

- Công ty tham gia vào lĩnh vực lập dự án chưa lâu, cán bộ trong nhóm soạn thảo dự án khá nhiều nên kinh nghiệm chưa nhiều, không thể tránh khỏi những vướng mắc, sai sót trong quá trình lập dự án.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông (Trang 57 - 59)