0
Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Hoàn thiện nội dung lập dự án

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG (Trang 67 -70 )

II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự án:

3. Hoàn thiện nội dung lập dự án

Để công tác lập dự án không ngừng được nâng cao chất lượng thì các cán bộ khi lập dự án phải xác định được mục tiêu của dự án, các kết quả được tạo ra từ hoạt động của dự án, những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện để tạo ra các kết quả nhất định và cần xác định nguồn lực để tiến hành dự án. Để từ đó lập được dự án mang tính thực tiễn, có nghĩa là dự án có khả năng ứng dụng và triển khai trong thực tế. Cán bộ lập dự án phân tích dự án không được bỏ qua bất cứ nội dung nào, các nội dung cần phải được phân tích dựa trên các căn cứ thực tế, dựa vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Nếu một nội dung phân tích nào bị xem nhẹ, bỏ qua hay phân tích sai thì sẽ kéo theo các nội dung khác cũng sai, làm cho dự án được lập khi đưa vào thực hiện sẽ không hiệu quả, gây lãng phí thời gian, tiền của. Yêu cầu đối với mỗi dự án đầu tư là phải đảm bảo tính khoa học, đảm bảo tính pháp lý, tính thực tiễn, tính thống nhất và tính phỏng định. Do tính phức tạp của dự án đầu tư như vậy cho nên cán bộ lập dự án phải nghiên cứu tốt tất cả các nội dung trong tất cả các lĩnh vực:

* Nghiên cứu các căn cứ chủ yếu hình thành dự án đầu tư: Các dự án được

lập tại công ty là các dự án về đầu tư xây dựng nên cần chú trọng phân tích về: điều kiện tự nhiên, địa hình, khí hậu, nguồn nước, địa chất, thủy văn.

Các nội dung nghiên cứu các căn cứ chủ yếu hình thành dự án đầu tư tại công ty nhìn chung được phân tích khá đầy đủ. Tuy nhiên vẫn có một số nội dung chưa được công ty đề cấp đến như: nghiên cứu về tình hình ngoại hối, tình hình kinh tế vĩ mô, tình hình phát triển kinh tế của đất nước, địa phương… Do đó, trong thời gian tới công ty cần phải lập ra một đội ngũ chuyên trách về phân tích môi trường đầu tư của dự án, am hiểu pháp lý tại nơi mà dự án diễn ra. Mặt khác, khi nghiên cứu các nội dung về điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu… chưa được xem xét thực tế do địa địa điểm thực hiện dự án ở xa, đôi khi chỉ phân tích dựa trên các dự án đã thực hiện tại địa phương đó. Do đó, để nâng cao chất lượng công tác lập dự án thì công ty cần bổ sung thêm đội ngũ cán bộ kỹ sư khảo sát địa hình địa chất khu vực dự án được xây dựng. Bên cạnh đó cần phải đi thực tế tại địa phương để tìm hiểu thông tin, số liệu có liên quan được chính xác.

Nghiên cứu khía cạnh thị trường:

Trước tình hình nền kinh tế ngày một phát triển và tính cạnh tranh ngày càng cao như hiện nay, nhu cầu ngày nhiều và ngày một đa dạng, chính vì vây nghiên cứu thị trường là một trong những yếu tố quan trọng để xác định sản phẩm chiến lược trong nền kinh tế, từ đó có cơ sở xây dựng những dự án khả thi nhất. Để phân tích

thị trường được tốt thì cần phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung nghiên cứu tình hình xã hội tổng quát như: kinh tế, chính trị, xã hội,văn hóa, pháp luật…

Tại công ty thì việc nghiên cứu thị trường cũng đã được thực hiện nhưng việc nghiên cứu đó còn sơ bộ, nội dung nghiên cứu chưa nhiều và chi phí để nghiên cứu cho nội dung này chưa đáp ứng được với khối lượng công việc thực tế. Vì vậy, biện pháp công ty cần thực hiện trong thời gian tới là: cần lập ra đội ngũ cán bộ chuyên trách về nghiên cứu thị trường, cần dành nhiều chi phí hơn cho việc phân tích thị trường. Đồng thời cần tăng cường hệ thống thu thập thông tin bằng cách hiện đại hóa máy móc và đầu tư nâng cao trình độ cho các cán bộ chuyên trách lĩnh vực này. Tăng cường tìm hiểu tình hình thực tế qua việc thu thập thông tin từ sách báo, internet, từ các doanh nghiệp khác… Bên cạnh đó cần phải kiểm soát chặt chẽ hơn nữa để tránh thất thoát, lãng phí trong việc nghiên cứu này.

Trong các dự án công ty đã lập không thấy đề cập đến đối thủ cạnh tranh về các sản phẩm của dự án. Các khía cạnh tiếp thị, quảng cáo… hầu như không được công ty đề cập đến. Vì vậy, trong thời gian tới công ty cần phải quan tâm đến các vấn đề như: nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của dự án bằng cách: liệt kê các danh sách các nhà cạnh tranh hiện có, ước tính khả năng của đối thủ cạnh tranh trong tương lai, chứng minh được dự án có được những ưu điểm nào nổi trội so với đối thủ, và từ đó chứng minh được khả năng cạnh tranh của mình.

* Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án: Các dự án được lập tại công ty

chủ yếu là các dự án về lĩnh vực xây dựng nên để khía cạnh kỹ thuật được phân tích tốt thì giải pháp đưa ra là: công ty cần đưa ra nhiều phương án kỹ thuật để lựa chọn. Các phương án đưa ra sẽ tập trung vào các hạng mục công trình chính còn các hạng mục công trình phụ, bổ trợ thì chỉ cần đưa ra một phương án thiết kế không cần đưa ra nhiều phương án để lựa chọn.

Qua phân tích thực trạng và một số dự án cụ thể ở trên ta thấy các nội dung nghiên cứu kỹ thuật tại công ty là: xác định quy mô dự án; địa điểm xây dựng và hiện trạng khu đất, các giải pháp về kiến trúc, kỹ thuật; phương án giải phóng mặt bằng; đánh giá tác động của môi trường; tiến độ thực hiện dự án. Tuy nhiên, đối với từng dự án khác nhau thì việc phân tích khía cạnh kỹ thuật chưa được tiến hành đầy đủ. Do đó để đảm bảo tính khả thi của khía cạnh kỹ thuật thì công ty cần phải bổ sung thêm đội ngũ kỹ sư khảo sát, kỹ sư kỹ thuật để các nội dung được phân tích đầy đủ hơn. Và cần phải có đội ngũ để thu thập được đầy đủ thông tin để lựa chọn các phương pháp, giải pháp kỹ thuật và phải biết sử dụng các phương pháp phù hợp, đưa

ra nhiều phương pháp để từ đó lựa chọn phương án phù hợp. Công ty cần phải đầu tư phát triển các máy móc thiết bị, công nghệ để việc phân tích kỹ thuật có hiệu quả hơn.

* Phân tích khía cạnh tài chính: qua các dự án phân tích ở trên ta thấy các chỉ

tiêu hiệu quả tài chính công ty chưa được nghiên cứu đầy đủ nên chưa đánh giá chính xác tính khả thi của dự án. Do đó, khi phân tích khía cạnh tài chính, cán bộ lập dự án phải tính toán tất cả các chỉ tiêu tài chính: NPV, IRR, T, RR, B/C, điểm hòa vốn…và các chỉ tiêu phản ánh tiềm lực tài chính của dự án: hệ số vốn tự có so với vốn đi vay, tỷ trọng giữa vốn tự có so với tổng mức vốn đầu tư. Đồng thời, tính các chỉ tiêu phản ánh độ an toàn về mặt tài chính của dự án như an toàn về khả năng trả nợ: tỷ số khả năng trả nợ của dự án= nguồn nợ hàng năm của dự án/ nợ phải trả hàng năm ( gốc và lãi)…

Ngoài ra, cán bộ lập dự án phải phân tích các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính đặc biệt cần phân tích dự án trong trường hợp có tính đến trượt giá và lạm phát. Trong thực tế, đây là hai yếu tố thường xuyên xảy ra và có ảnh hưởng rõ rệt để từ đó có biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự án.

* Phân tích khía cạnh kinh tế - xã hội: Tại công ty, công tác phân tích khía

cạnh kinh tế xã hội đã được tiến hành theo quy trình lập dự án tuy nhiên nội dung phân tích còn nhiều thiếu sót. Trong khi lập dự án cán bộ lập chỉ chủ yếu đề cập đến các chỉ tiêu mang tính định tính như đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, phục vụ việc thực hiện các chủ trương chính sách của nhà nước, góp phần chống ô nhiễm môi trường, cải tạo môi sinh, phân phối lại thu nhập … hoặc đo lường bằng tính toán định lượng như mức độ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, gia tăng số lao động có việc làm, tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ, tăng thu ngân sách, hay tăng giá trị sản phẩm gia tăng thuần túy… Do đó, cán bộ lập dự án cần phải chú ý tính toán các chỉ tiêu như: giá trị gia tăng thuần (NVA), giá trị gia tăng thuần túy quốc gia (NNVA), giá trị hiện tại ròng kinh tế, tỷ số lợi ích – chi phí kinh tế (B/C). Khi lập dự án các cán bộ cần phải tính toán hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội để nâng cao công tác lập dự án tại công ty.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG (Trang 67 -70 )

×