Mục tiêu và nguyên tắc xây dựng chính sách đãi ngộ

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực và chính sách đãi ngộ tại công ty TNHH Long Khánh (Trang 51 - 54)

3. Kết cấu của đề tài

2.2.1.2.Mục tiêu và nguyên tắc xây dựng chính sách đãi ngộ

a) Mục tiêu

Một chính sách đãi ngộ hiệu quả cần đạt tới các mục tiêu sau:

- Thúc đẩy nhân viên làm việc một cách tự giác và chủ động thông qua việc tạo ra một môi trường làm việc có quy định trách nhiệm quyền hạn rõ ràng và công khai.

- Thu hút và giữ được những nhân viên làm việc hiệu quả nhất.

- Hỗ trợ việc đạt được mục tiêu chung của toàn công ty bao gồm cả mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.

b) Nguyên tắc

Để chính sách đãi ngộ phục vụ hiệu quả cho việc thúc đẩy toàn bộ nhân viên hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp, chính sách đãi ngộ cần được xây dựng theo các nguyên tắc sau:

- Công khai : toàn bộ các nhân viên đều hiểu rõ cơ chế đãi ngộ cua công ty mình.

- Đơn giản : cơ chế đãi ngộ dễ quản lý và chỉ bao gồm các tiêu chí quan trọng theo định hướng phát triển và các mục tiêu ( ngắn hạn và dài hạn ) của công ty.

- Tác động lớn : sự thay đổi về lợi ích được hưởng phải có tác động đủ lớn để khuyến khích cán bộ công nhân viên làm tăng năng suất và hiệu quả hơn.

- Công bằng và hợp lý : các mục tiêu và tiêu chí phục vụ cho chính sách đãi ngộ phải rõ ràng, thực tế và đo lường được, đủ để phục cho sự phân biệt giữa người làm tốt và người không làm tốt.

- Linh hoạt : cơ chế đãi ngộ có thể chỉnh sửa theo nhu cầu thay đổi và phát triển của công ty.

- Cạnh tranh : chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp cần đảm bảo tính cạnh tranh với các tổ chức cùng quy mô hoạt động trong cùng lĩnh vực.

Mỗi doanh nghiệp có mục tiêu riêng nhưng đều hướng tới một đích chung đó là không ngừng phát triển và phát triển một cách bền vững. Con người là tài sản quý nhất của doanh nghiệp và cũng là bạn đồng hành của doanh nghiệp trên con đường đi tới đích.

Trên đây là những định hướng để doanh nghiệp xây dựng chính sách đãi ngộ một cách khoa học và hợp lý để tạo nên động lực cho nhân viên phát huy cao nhất khả năng của họ, kết hợp thành một khối thống nhất để cùng đạt tới đích chung đó.

2.2.1.3. Sự cần thiết của chính sách đãi ngộ

Đãi ngộ nhân sự có vai trò quan trọng

 Đối với người lao động

Đãi ngộ nhân sự tạo điều kiện để người lao động nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Từ đó người lao động mới có động lực kính thích để làm việc , đạt được hiệu quả cao nhất và có thêm gắn bó, niềm tin đối với công việc và doanh nghiệp.

 Đối với doanh nghiệp

- Đãi ngộ nguồn nhân lực là điều kiện đủ để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động sán xuất – kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

- Đãi ngộ nhân sự góp phần duy trì nguồn nhân lực ổn định , có chất lượng cho doanh nghiệp , nhờ đó đảm bảo được quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Đãi ngộ nhân sự giúp nâng cáo hiệu quả các chức năng quản trị nhân sự khác trong doanh nghiệp.

- Đãi ngộ nhân sự nhằm tạo lập một môi trường văn hóa nhân văn trong doanh nghiệp giúp tinh thần doanh nghiệp và người lao động được củng cố và phát triển.

 Đối với xã hội

Đãi ngộ nhân sự trong doanh nghiệp giúp duy trì được nguồn nhân lực ổn định và có chất lượng cho xã hội, góp phần dảm bảo ổn định cho kinh tế xã hội và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chiến lược phát triển con người của mỗi quốc gia.

Đây là phương pháp tác động vào tâm lý của người lao động.Lợi ích là sự thỏa mãn nhu cầu của con người, biểu hiện đầu tiên của nó là về kinh tế thể hiện qua mối quan hệ giữa người lao động với nhau. Kích thích vào lợi ích chính là kích thích vào quá trình sản xuất, vào nhiệt huyết làm việc của người lao động. Sau quá trình làm việc, mình sẽ có được những gì đó là câu hỏi mà tất cả những người lao động quan tâm hàng đầu. Lợi ích càng lớn thì động lực càng lớn, họ sẽ làm việc hăng say hơn , hiệu quả hơn và có chất lượng hơn, ngược lại một công ty làm ăn yếu kém, lương thấp không có các chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc tồi thì rõ ràng không có động lực làm việc hay chỉ làm việc đối phó vì họ ngĩ rằng cái mà họ được không xứng đáng với những gì họ đã bỏ ra. Nhu cầu của người lao động buộc họ làm việc. Nhu cầu buộc họ phải làm việc nhưng chính lợi ích là động lực trực tiếp và mạnh nhất để họ làm việc với hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực và chính sách đãi ngộ tại công ty TNHH Long Khánh (Trang 51 - 54)