Khái niệm quản lý nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực và chính sách đãi ngộ tại công ty TNHH Long Khánh (Trang 29 - 30)

3. Kết cấu của đề tài

2.1.1.1.Khái niệm quản lý nguồn nhân lực

a) Khái niệm quản lý

Có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý:

Taylor: “Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm việc gì và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm”.

Fayol: “Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát ấy”.

P.Drucker: “Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn. Bản chất của nó không nằm ở nhận thức mà là ở hành động, kiểm chứng nó không ở sự logic mà ở thành quả, quyền uy duy nhất của nó là thành tích.

Quản lý là sự tác động có chủ đích, có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý và khách thể của quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường.

b) Khái niệm nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực, theo GS. Phạm Minh Hạc (2001), là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó.

Như vậy chúng ta có thể xem khái niệm về nguồn nhân lực trê hai góc độ: * Nguồn nhân lực xã hội: nguồn nhân lực xã hội là dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động

* Nguồn nhân lực doanh nghiệp: là lực lượng lao động của doanh nghiệp chính là số người có tên trong danh sách của doanh nghiệp và được doanh nghiệp trả lương

Có rất nhiều các khái niệm khác nhau về nguồn nhân lực, nhưng suy cho cùng nguồn nhân lực nói nên khả năng lao động của xã hội. Đó là yêu tố then chốt trong phát triển chiến lược của mỗi doanh nghiệp.

c) Khái niệm quản lý nguồn nhân lực

Quản lý nguồn nhân lực đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp mà nó còn đóng vai trò trung tâm trong việc thành lập các tổ chức và giúp cho các tổ chức tồn tại và phát triển trên thị trường.Tầm quan trọng của quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức xuất phát từ vai trò quản trọng của con người. Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức vận hành tổ chức và quyết định sự thành bại của tổ chức.Nguồn nhân lực là một trong những nguồn nhận lực không thể thiếu được của tổ chức nên quản lý nguồn nhân lực chính là một lĩnh vực quan trọng của quản lý trong mọi tổ chức. Mặt khác quản lý nguồn lực khác cũng sẽ không có hiệu quả nếu tổ chức không tốt nguồn nhân lực, vì suy cho đến cùng mọi hoạt động quản lý đều thực hiện bởi con người.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực và chính sách đãi ngộ tại công ty TNHH Long Khánh (Trang 29 - 30)