Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm 1, Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Cơ sở lí luận về quy hoạch phát triển hệ thống chợ và siêu thị (Trang 27 - 31)

I, Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm từ năm 2001 đến nay

1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm 1, Điều kiện tự nhiên

1.1, Điều kiện tự nhiên

Gia Lâm là một huyện ngoại thành Hà Nội, là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô. Phía Bắc của huyện giáp quận Long Biên, phía Tây Nam có địa giới là dòng sông Hồng. Bên kia bờ là huyện Thanh Trì và quận Hoàng Mai. Phía Đông và Đông Bắc giáp với các huyện Tiên Du, Từ Sơn, Thuận Thành của tỉnh Bắc Ninh. Phía Nam giáp với huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên.

Huyện Gia Lâm có vị trí rất quan trọng của thủ đô, là đầu mối của tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, có hệ thống giao thông quan trọng của quốc gia như đường bộ, đường sắt, đường sông từ các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc về Hà Nội. Trong thời gian tới đây có thêm những tuyến đường mới như Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Hưng Yên sẽ xuất hiện những vùng đô thị mới trên địa bàn Huyện được Chính phủ và thành phố đầu tư, thu hút nhiều nhà đầu tư tạo nên diện mạo mới cho Huyện, thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao dân trí cho người dân, tạo được nhiều việc làm có hàm lượng chất xám cao.

Đất đai trên địa bàn huyện khá mầu mỡ, trong huyện có những vùng chuyên canh các loại rau màu có năng suất và giá trị hàng hóa như vùng rau an toàn Văn Đức, Đông Dư, Đa Tốn và chăn nuôi bò sữa ở Phù Đổng…

Tóm lại, huyện Gia Lâm có điều kiện tự nhiên và vị trí giao thông khá thuận lợi cho phát triển kinh tế, cả về nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ. Các doanh nghiệp của Trung ương và Thành

phố trên địa bàn huyện đều kinh doanh sản xuất đạt hiệu quả, được Huyện và Thành phố tạo điều kiện mở rộng mặt bằng phát triển sản xuất. Các doanh nghiệp đã đóng góp quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện.

1.2, Điều kiện kinh tế xã hội

Xa xưa Gia Lâm thuộc vùng đất Long Biên. Thời Lý, Gia Lâm thuộc phủ Thiên Đức, thời Trần thuộc lộ Bắc Giang. Thời hậu Lê thuộc phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Thời Nguyễn, huyện Gia Lâm nằm trong trấn Kinh Bắc.

Ngày 28/11/1948, Chủ tịch nước ra sắc lệnh số 263/SL đưa huyện Gia Lâm thuộc tỉnh Bắc Ninh sát nhập vào Hưng Yên. Một năm sau do yêu cầu của tình hình mới, ngày 07/11/1949, Chủ tịch nước ra sắc lệnh số 127/SL đưa toàn bộ huyện Gia Lâm trở lại Bắc Ninh.

Theo Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, kỳ họp thứ 2 ngày 20/04/1961 và Quyết định của thủ tướng Chính phủ kí ngày 31/05/1961 quy định địa dư hành chính huyện Gia Lâm và sát nhập huyện Gia Lâm về Hà Nội.

Sau khi phân chia lại địa giới hành chính năm 2003, một phần diện tích và dân số của huyện Gia Lâm đã tách ra thành lập quận Long Biên thì đến nay huyện Gia Lâm gồm 22 đơn vị hành chính trong đó có 20 xã và 2 thị trấn với diện tích còn lại là 114,97 km2, dân số là 219.450 người, mật độ bình quân là 1.908 người/km2. Chỗ đã bị chia tách vốn là những nơi phát triển nhất của Huyện. Do đó, có thể nói điểm xuất phát của huyện Gia Lâm hiện giờ là khá thấp.

Huyện Gia Lâm vẫn còn lưu giữ nhiều dấu ấn của nền văn hóa Kinh Bắc xa xưa. Hầu hết các xã trong huyện vẫn còn giữ gìn tập tục lễ hội truyền thống. Các làng nghề truyền thống vẫn được duy trì và phát triển với các làng nghề nổi tiếng như làng gốm Bát Tràng, may da dát quỳ Kiêu Kỵ, chế biến dược

liệu Ninh Hiệp, đan lát, làm chổi ở Dương Quang. Bên cạnh các làng nghề truyền thống đã được hình thành, tồn tại và phát triển lâu dài trong lịch sử có kỹ thuật và công nghệ truyền thống, có đội ngũ thợ lành nghề thì ngày nay trên địa bàn huyện Gia Lâm có nhiều nghề mới được hình thành như sản xuất gốm sứ Kim Lan, Đa Tốn, Đông Dư, Văn Đức; chế biến giò chả bún bánh ở xã Yên Viên, sản xuất diêm ở Yên Thường…

Huyện Gia Lâm có lực lượng lao động dồi dào, tỷ lệ lao động trẻ đã qua đào tạo có tỷ lệ khá cao (chiếm trên 60%). Do vậy, việc triển khai ứng dụng các khoa học kỹ thuật vào sản xuất có nhiều thuận lợi, năng suất, hiệu quả lao động ngày càng được nâng lên. Sản xuất nông nghiệp của huyện có vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện và được Thành phố rất quan tâm. Thành phố đã xác định huyện Gia Lâm là một trong những đơn vị cung cấp lương thực, thực phẩm cho thành phố. Lao động sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn chiếm đa số (gần 70% lực lượng lao động), người nông dân gắn bó với đồng ruộng từ lâu đời nên có rất nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.

Trong những năm qua có khá nhiều doanh nghiệp đã đầu tư trên địa bàn huyện do tận dụng lợi thế về lao động. Các doanh nghiệp đầu tư vào cụm công nghiệp Phú Thị đều sản xuất và kinh doanh bước đầu có hiệu quả và ổn định, góp phần tạo thêm mới nhiều việc làm và thu nhập cho một bộ phận nhân dân trong huyện. Nhờ đó, đời sống của nhân dân huyện Gia Lâm ngày một nâng cao, bên cạnh đó còn góp phần giảm đáng kể một số tệ nạn xã hội. Cụm công nghiệp Ninh Hiệp các doanh nghiệp đã đăng kí hết diện tích.

Trong những năm qua, kinh tế trên địa bàn huyện Gia Lâm tiếp tục phát triển ổn định và tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch đúng hướng là giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng dân tỷ trọng ngành công nghiệp dịch vụ. Sản xuất nông nghiệp cũng được giữ vững và phát triển và trong nội

bộ ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch cơ cấu đúng hướng. Lĩnh vực chuyển giao và ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất hỗ trợ chế biến sản phẩm nông nghiệp được quan tâm.

Hoạt động thương mại – dịch vụ tuy xuất hiện chưa lâu nhưng ngày càng thể hiện vai trò quan trọng của mình trong việc góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng và tạo thêm việc làm cho dân cư.

Trên địa bàn huyện Gia Lâm có nhiều trường cao đẳng kỹ thuật và trung học chuyên nghiệp đào tạo nguồn nhân lực khá lớn cho lực lượng lao động của huyện có tay nghề khi làm việc ở các doanh nghiệp. Đặc biệt, mỗi một nhiệm kỳ và hàng năm Huyện cùng với trường Đại học nông nghiệp Hà Nội có chương trình và kế hoạch phối hợp xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế rất hiệu quả, kể cả giúp cán bộ trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, môi trường…Phối hợp với các Viện nghiên cứu như Viện nghiên cứu rau quả để ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa các giống cây con có giá trị kinh tế cao, các mô hình mới và sản xuất được các HTX và nhân dân rất hưởng ứng và áp dụng hiệu quả. Do vậy, tuy diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp nhưng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác ngày càng cao, sản xuất nông nghiệp vẫn phát triển ổn định, phục vụ tốt nhu cầu lương thực cho nhân dân trên địa bàn huyện.

Đời sống nhân dân được ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững. Các sự kiện chính trị lớn, các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao trên địa bàn huyện được bảo vệ tuyệt đối an toàn. Thế trận an ninh nhân dân được củng cố vững chắc. Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được củng cố vững chắc. Lực lượng vũ trang huyện được chú trọng, nhất là xây dựng chất lượng chính trị, khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, đủ sức hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Cơ quan quân sự được xây dựng vững mạnh

toàn diện, chính sách hậu phương quân đội được quan tâm thực hiện đạt kết quả.

Một phần của tài liệu Cơ sở lí luận về quy hoạch phát triển hệ thống chợ và siêu thị (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w