Xu hướng phát triển của huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu Cơ sở lí luận về quy hoạch phát triển hệ thống chợ và siêu thị (Trang 64 - 68)

I, Các xu hướng phát triển của huyện Gia Lâm và thành phố Hà Nội có tác động đến quy hoạch chợ và siêu thị trên địa bàn huyện Gia Lâm

2.Xu hướng phát triển của huyện Gia Lâm

Nghị quyết đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIII và XIV đã khẳng định “Thành phố Hà Nội phải đảm bảo vững chắc về chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế- khoa học công nghệ- văn hóa xã hội toàn diện, bền vững; xây dựng về cơ bản nền tảng vật chất kỹ thuật và xã hội cúa thủ đô XHCN giầu đẹp, văn minh, thanh lịch, hiện đại, đậm đà bản sắc ngàn năm văn hiến, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; tích cực chuẩn bị tiền đề của kinh tế tri thức; phấn đấu trở thành một trung tâm ngày càng có uy tín ở khu vực xứng đáng với danh hiệu thủ đô anh hùng”.

Để đạt được mục tiêu phát triển Thủ đô thành một trung tâm vững mạnh về mọi mặt của đất nước thì trong quy hoạch từng Quận, Huyện phải hướng tới việc thực hiện mục tiêu phát triển chung của toàn thành phố.

Huyện Gia Lâm là một trong 5 huyện ngoại thành cũ của Hà Nội, là một huyện có quá trình phát triển gắn với truyền thống phát triển Hà Nội. Đến cuối năm 2003, để mở rộng thêm số quận của nội thành, huyện Gia Lâm đã dành khoảng 1/3 diện tích và số đơn vị hành chính thuộc khu vực phát triển của mình để thành lập quận Long Biên. Như vậy, có thể thấy, đặc điểm lớn nhất của huyện Gia Lâm hiện nay là xuất phát điểm kinh tế của Huyện sau khi chia tách là rất thấp. Mặt khác, nhìn từ góc độ vị trí địa lý kinh tế- tự nhiên thì huyện Gia Lâm nằm ở vị trí phát triển rất năng động, chuyển biến nhanh kể cả trong những năm quá khứ và hiện tại. Có thể coi đây là căn cứ rất quan trọng khi thực hiện rà soát, bổ sung quy hoạch huyện. Điều đó vừa đặt ra đòi hỏi bức thiết, vừa cho thấy khả năng khách quan của việc phát triển kinh tế- xã hội của huyện với tốc độ khá cao.

Cùng với những thành tựu về tiến bộ khoa học kỹ thuật, và sự tăng trưởng chung của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta trong những năm qua đã có những khởi sắc. Huyện Gia Lâm cùng với quá trình phát triển chung của

nền kinh tế cả nước và quá trình công nghiệp hóa đang diễn ra mạnh trên địa bàn huyện thì nền kinh tế của Huyện nói chung có những chuyển biến tích cực qua các năm. Kinh tế của huyện ổn định và có mức tăng trưởng khá. Đời sống của người dân không ngừng được nâng cao. Do đó, nhu cầu mua sắm của người dân cũng ngày càng phong phú và đa dạng hơn nên nhu cầu mua sắm tiêu dùng ở các chợ truyền thống cũng có đòi hỏi cao hơn. Mặt khác, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, bộ mặt huyện Gia Lâm ngày một thay đổi, trên địa bàn huyện đã có một bộ phận dân cư có thu nhập cao hơn do đó, thị hiếu và phương thức mua sắm của họ cũng yêu cầu cao hơn. Do đó, cũng rất cần thiết xây dựng các siêu thị khang trang để trước mắt là đáp ứng nhu cầu mua sắm của bộ phận này, hơn nữa còn góp phần nâng cao dân trí và đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa trên địa bàn huyện Gia Lâm.

Cùng với quá trình công nghiệp hóa là thu hút nhiều nhà đầu tư đến với huyện Gia Lâm thì quá trình này còn thu hút một bộ phận không nhỏ số dân nhập cư đến sinh sống trên địa bàn. Số bộ phận này cũng là những người lao động bình thường, họ cũng có nhu cầu mua sắm tiêu dùng như đại đa số bộ phận dân cư trên địa bàn huyện. Do đó, đã làm tăng nhu cầu mua sắm của người dân trên địa bàn huyện lên một cách đáng kể. Những nhân tố trên cũng phần nào đặt ra vấn đề quy hoạch chợ và siêu thị trên huyện Gia Lâm cần đáp ứng yêu cầu mua sắm của dân cư trong thời kỳ mới.

Cơ cấu kinh tế của huyện Gia Lâm trong những năm qua có những chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng cơ bản và ngành thương mại, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp- thủy sản. Ngay trong nội bộ ngành nông nghiệp, cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành chăn nuôi có xu hướng tăng lên trong khi tỷ trọng ngành trồng trọt có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Những yếu tố trên cho thấy rõ một điều là cơ cấu kinh tế cúa

huyện Gia Lâm đang có sự chuyển dịch đúng theo hướng tiến bộ, hiệu quả. Xu hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế trong những năm qua đây cho thấy là một ngành rất tiềm năng và cần tăng cường hơn nữa hiệu quả hoạt động của ngành này và sự thiết yếu của vai trò của hệ thống chợ và siêu thị trong việc nâng cao hiệu quả của ngành dịch vụ trên địa bàn. Trong những năm qua, hoạt động thương mại- dịch vụ được đẩy mạnh, văn minh thương mại có chuyển biến. Một số vùng sinh thái từng bước được nghiên cứu và triển khai, tạo thế phát triển dịch vụ- du lịch- sinh thái cho những năm tới.

Cùng với sự hình thành các khu công nghiệp Như Quỳnh tỉnh Hưng Yên, khu công nghiệp, đô thị mới Tiên Sơn, Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh và các khu đô thị mới trên địa bàn Hà Nội; các cầu Thanh Trì, Vĩnh Tuy, quốc lộ 5 mới tạo động lực phát triển kinh tế của huyện theo hướng phát triển công nghiệp, thương mại.

Phân tích ma trận SWOT: Thành

phần

Nội dung S - Đông dân cư

- Có nhiều làng nghề truyền thống: gốm sứ Bát Tràng, chế biến dược liệu Ninh Hiệp

- Cơ cấu kinh tế có dấu hiệu chuyển biến tích cực trong vài năm gần đây

- Có vị trí giao thông thuận lợi, là cửa ngõ của thủ đô trong trục tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh

W - Do mới bị chia tách nên điểm xuất phát của huyện Gia Lâm là khá thấp, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại- dịch vụ

- Đại bộ phận dân cư vẫn còn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp => năng suất thấp, thu nhập thấp, trình độ thấp

O - Chủ trương phát triển thương mại của Thành phố là ưu tiên phát triển các chợ ở các huyện ngoại thành vì quỹ đất trong nội thành hạn chế và với mục tiêu quan tâm hơn đến đời sống của nhân dân ngoại thành.

- Sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính => có điều kiện giao lưu kinh tế với các huyện khác trong thành phố

- Chủ trương của Thành phố chuyển các nhà máy trong nội thành ra ngoại thành => có cơ hội trong thu hút các nhà đầu tư và phục vụ thêm một bộ phận những người nhập cư làm việc tại các nhà máy.

- Hiện đang thu hút một lượng đáng kể các nhà đầu tư trong và ngoài nước

- Gia Lâm nằm trong tuyến hành lang kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Lạng Sơn => có điều kiện giao lưu kinh tế, phát triển thương mại, có thể là nơi tập kết hàng hóa từ Hà Nội đến Lạng Sơn hoặc từ Hải Phòng về Hà Nội…

T - Trên thế giới ngày càng xuất hiện nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao

- Việc đầu tư nhiều vào các khu công nghiệp trên địa bàn huyện một cách ồ ạt trong vài năm trở lại đây trong khi không đi kèm với các biện pháp xử lý chất thải đang gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường

Kết luận: Gia Lâm có rất nhiều lợi thế và cơ hội để phát triển ngành thương mại. Có thể phát triển ngành thương mại thành một ngành kinh tế mũi nhọn để thúc đẩy hoạt động kinh tế trong huyện và là cầu nối giữa các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Do đó, huyện Gia Lâm rất có tiềm năng và triển vọng về phát triển các siêu thị tổng hợp và các trung tâm mua sắm trong tương lai.

Một phần của tài liệu Cơ sở lí luận về quy hoạch phát triển hệ thống chợ và siêu thị (Trang 64 - 68)