II, Tình hình phát triển hệ thống chợ và siêu thị trên địa bàn huyện Gia Lâm từ năm 2001 đến nay
2. Năng lực hoạt động của hệ thống chợ và siêu thị trên địa bàn huyện Gia Lâm
là chợ họp theo phiên và chợ họp hàng ngày. Dù họp theo phiên hay hằng ngày thì các chợ này hầu hết là chợ dân sinh. Do đó, mục tiêu đầu tiên đều là phục vụ sinh hoạt hằng ngày. Một số chợ họp theo phiên như chợ Keo, họp theo phiên vào các ngày 1,3,6,8 trong tháng theo ngày âm lịch. Những chợ này khi họp phiên thường có quy mô lớn hơn các chợ khác, không chỉ là trao đổi mua bán những hàng hóa thông thường phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày mà còn là nơi trao đổi mua bán những cây giống, con giống hay làm mới, sửa chữa, đúc, rèn những nông cụ hay những tư liệu sản xuất khác… Các chợ còn lại là họp tất cả các ngày trong tuần, cả buổi sáng và buổi chiều.
1.2, Về hệ thống siêu thị
Đến năm 2006, trên địa bàn huyện vẫn chưa có một mô hình bán hàng siêu thị hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn quy định tại Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/9/2004 của Bộ thương mại. Do điều kiện, mức sống của người dân chưa cao, thu nhập còn hạn chế, nhận thức bán hàng qua siêu thị của người dân chưa đầy đủ nên mô hình này chưa được phát triển chỉ thí điểm một mô hình tại chợ Vàng xã Cổ Bi là siêu thị 9559 nhưng đến nay đã chính thức ngừng hoạt đông. Hiện nay trên địa bàn huyện Gia Lâm có 4 siêu thị đang hoạt động. Đó là 1 siêu thị Hapro Mart ở thị trấn Trâu Quỳ, 1 siêu thị Hapro Mart ở thị trấn Yên Viên là siêu thị tổng hợp, 1 siêu thị Vietrans là siêu thị điện máy cũng ở thị trấn Yên Viên và 1 siêu thị tổng hợp Ladoda ở xã Kiêu Kỵ
2. Năng lực hoạt động của hệ thống chợ và siêu thị trên địa bàn huyện Gia Lâm Gia Lâm
Như trên đã nói, trên địa bàn huyện Gia Lâm đa số các chợ được hình thành một cách truyền thống, xuất phát từ nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa, nông phẩm, nông cụ và những tư liệu sinh hoạt cần thiết khác. Sự tồn tại của nó cùng với thời gian thăng trầm của lịch sử đã tự chứng minh tính thiết thực của nó đối với đời sống của người dân. Các chợ này hầu hết đã đáp ứng được nhu cầu mua sắm thiết yếu của nhân dân trong vùng từ trước đến nay. Nhưng hiện nay, do đời sống của người dân đã được cải thiện rất nhiều nhưng hệ thống chợ trên địa bàn Huyện chưa có sự đầu tư cải tạo, nâng cấp tương ứng với sự tăng lên về mức sống cũng như nhu cầu tăng bởi dân số tăng tự nhiên và cơ học nên hệ thống chợ đã dần bộc lộ những hạn chế, yếu kém của mình. Hệ thống chợ chủ yếu là những mặt hàng thiết yếu phục vụ sinh hoạt hằng ngày mà chưa có những mặt hàng phong phú và đa dạng hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng.
Về cơ sở vật chất của chợ, thì như trên đã phân tích thì do việc đầu tư sửa chữa, nâng cấp là rất hạn chế nên hệ thống chợ càng ngày xuống cấp, sập sệ. Hệ thống chợ trên địa bàn huyện đa số là bán kiên cố, lợp mái tôn, cầu chợ thấp và thiếu công trình vệ sinh.
Huyện Gia Lâm hiện nay có 22 đơn vị hành chính. Trong khi trên địa bàn huyện hiện có 15 chợ (gồm 13 chợ đang hoạt động và được xếp loại). Bình quân mỗi xã/ thị trấn chưa có chợ, phải sang các chợ ở xã khác mua bán hoặc ở những xã này hình thành các chợ cóc ở mỗi thôn. Có 7 xã trong huyện chưa có chợ dân sinh để phục vụ sinh hoạt hằng ngày. Với diện tích toàn huyện là 114,97 km2 thì bình quân cứ 7,66 km có 1 chợ dân sinh.
Về hệ thống siêu thị: toàn huyện Gia Lâm có 4 siêu thị trong khi tổng dân số là 219.450 người, tức là bình quân mỗi siêu thị phục vụ 54.862,5 người.
Trong những năm gần đây, sau những đầu tư đáng kể mạng lưới chợ đã phát huy những hiệu quả, công tác quản lý chợ đã được củng cố, công tác vệ sinh
an toàn thực phẩm được tăng cường, phong trào xây dựng chợ văn minh, an toàn, hiệu quả đẩy mạnh đã góp phần ổn định giá cả và sức mua trên thị trường, góp phần giữ gìn trật tự an toàn giao thông và văn minh thương mại. Trong giai đoạn 2001-2005, huyện Gia Lâm đã huy động mọi nguồn vốn để phát triển mạng lưới chợ, kết hợp với đổi mới công tác quản lý chợ thông qua việc đẩy mạnh huy động vốn của các thành phần kinh tế, bước đầu áp dụng hình thức đầu thầu quản lý chợ …nhờ vậy mạng lưới chợ của huyện Gia Lâm có bước phát triển, nhiều chợ đã đem lại hiệu quả bước đầu như chợ Nành xã Ninh Hiệp, chợ Vàng xã Cổ Bi, chợ Sủi xã Phú Thị, chợ cổng trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, chợ Bát Tràng…
Tuy nhiên, công tác quy hoạch mạng lưới chợ của huyện chưa được hoàn thiện, việc cải tạo nâng cấp các chợ chưa đáp ứng yêu cầu, công tác quản lý còn lỏng lẻo. Trên huyện Gia Lâm chưa có các chợ quy mô khu vực, chợ đầu mối, hiệu quả hoạt động còn nhiều hạn chế. Trên địa bàn Huyện chưa có một trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm nào.
Được sự quan tâm của Thành phố và sự chỉ đạo của các phòng ban chức năng huyện Gia Lâm, trong giai đoạn 2006 – 2007, đã nâng cấp, cải tạo được các chợ như:
- Chợ Cậy: vị trí nằm cạnh đường 179 đi Văn Giang- Hưng Yên, thuộc thôn Trung Dương, xã Kiêu Kỵ diện tích 1.590 m2. Dự kiến trong tương lai sẽ xây dựng lại thành chợ loại 3, quy mô 2 tầng phục vụ dân sinh.
Tổng vốn đầu tư khoảng 1,5 tỷ đồng từ nguồn vốn BOT, hiện đang tiếp tục xây dựng chợ theo phương án đã duyệt.
- Chợ Vân: nằm cạnh ngõ 448 đường Hà Huy Tập, thị trấn Yên Viên có diện tích 1.500 m2; chợ Vân thuộc quy mô chợ loại 3 theo các tiêu chí phân loại chợ. Hiện chợ đã được cải tạo lại một số hạng mục với tổng vốn đầu tư 450
triệu đồng từ nguồn vốn của Hợp tác xã thương mại Việt Phương- đơn vị trúng thầu quản lý khai thác chợ.
- Chợ Yên Thường: nằm cạnh trục đường Dốc Vân- Dốc Lã gần trung tâm xã Yên Thường. Chợ Yên Thường có diện tích 2.600 m2 thuộc chợ loaị 3. Nay chợ đã được mỏ rộng khoảng 1000 m2 với tổng số vốn đầu tư 600 triệu đồng kết hợp chuyển đồi mô hình quản lý từ Ban quản lý sang doanh nghiệp quản lý kinh doanh chợ.
- Chợ Sủi: nằm cạnh trục đường 179 đi Đặng Xá, thuộc xã Phú Thị. Chợ có diện tích 5.000 m2 và được xếp loại chợ loại 3 theo tiêu chuẩn phân loại chợ. Dự kiến nâng cấp mở rộng chợ khoảng 3.000 m2 với tổng vốn đầu tư khoảng 3 tỷ đồng do doanh nghiệp quản lý kinh doanh chợ sau khi trúng thầu đầu tư thực hiện.
- Chợ Văn Đức: thuộc thôn Chử Xá xã Văn Đức, có diện tích 2.170 m2. Ngân sách nhà nước đã hỗ trợ 300 triệu đồng cho việc san lấp mặt bằng để dự kiến xây dựng chợ nông sản với quy mô loại 3 với tổng vốn đầu tư khoảng 1,3 tỷ đồng. Hiện đang tiếp tục thực hiện dự án chợ đã được phê duyệt.
Cũng trong giai đoạn này, trên địa bàn huyện đã xây dựng mới được các chợ: - Chợ Trùng Quán, thuộc thôn Trùng Quán, xã Yên Thường có diện tích 8.900 m2. Dự án xây dựng thành chợ đầu mối 2 tầng kiên cố, quy mô chợ loại 1 với tổng vốn đầu tư khoảng 10 tỷ đồng do HTX thương mại Việt Phương làm chủ đầu tư đã được thành phố phê duyệt, đang làm thủ tục giải phóng mặt bằng.
- Chợ Đông Dư: thuộc thôn Thượng xã Đông Dư, diện tích 2.000 m2 trên đất ao thuộc UBND xã quản lý. Dự kiến sẽ xây dựng chợ loại 3 phục vụ dân sinh. Nguồn vốn đầu tư khoảng 2,5 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 500 triệu đồng, còn lại huy động từ đơn vị đầu tư quản lý kinh doanh chợ.
- Chợ Yên Viên: thuộc thôn Lã Côi xã Yên Viên, diện tích chợ 2.000 m2. Dự kiến sẽ xây dựng chợ này thành chợ loại 3 với tổng vốn đầu tư khoảng 1 tỷ đồng từ nguồn vốn huy động của nhân dân.
- Chợ Trung Mầu: thuộc xóm 1 thôn Trung Màu xã Trung Màu, diện tích 2.171 m2. Dự kiến xây dựng chợ loại 3, tổng vốn đầu tư khoảng 1,5 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 500 triệu đồng.
Tóm lại: Đa số những chợ hiện có trên địa bàn huyện Gia Lâm là những chợ truyền thống, xuất phát từ nhu cầu mua sắm thiết yếu của nhân dân từ xa xưa, với mục đích chính là phục vụ nền kinh tế nông nghiệp tự cấp tự túc do đó hoạt động chưa theo một quy hoạch cụ thể nào; hầu hết các chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm là chợ loại 3, quy mô nhỏ chủ yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của đại bộ phận dân cư và nông sản vì gần 70% dân số trong huyện Gia Lâm vẫn còn hoạt động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Trước kia, do không được đầu tư nhiều vào việc xây dựng các chợ mới và cải tạo các chợ cũ nên cơ sở vật chất của chợ rất thấp kém. Nhưng trong những năm gần đây, được sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư của Chính quyền các cấp nên hệ thống chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm cũng đã được ít nhiều xây dựng khang trang và kiên cố hơn. Nhờ đó mà các hộ kinh doanh yên tâm mở rộng sản xuất, chủng loại hàng hóa ngày càng đa dạng. Hơn nữa, công tác kiểm tra phòng dịch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được tăng cường đã góp phần đảm bảo quyền lợi cũng như sức khỏe cho người tiêu dùng trên địa bàn huyện Gia Lâm.