Dự báo về bối cảnh phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Cơ sở lí luận về quy hoạch phát triển hệ thống chợ và siêu thị (Trang 68 - 70)

II, Một số dự báo cơ bản đến năm 2020 liên quan đến xây dựng phương án quy hoạch chợ và siêu thị trên địa bàn huyện Gia Lâm

1.Dự báo về bối cảnh phát triển kinh tế xã hộ

Trong những năm của thời kỳ đổi mới, chúng ta đã chứng kiến nhiều sự kiện diễn ra trên thế giới và khu vực, có tác động đến sự phát triển kinh tế và xã hội của mỗi nước trong đó có nước ta. Trong bối cảnh ấy nền kinh tế nước ta, đặc biệt là Hà Nội, vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng ổn định, các mặt văn hóa- xã hội, quốc phòng an ninh được phát triển và đảm bảo vững chắc. Dự báo trong vài thập kỷ tới, nền kinh tế xã hội của Hà Nội, trong đó có huyện Gia Lâm sẽ vẫn duy trì được tốc độ phát triển cao và ổn định, sẽ duy trì được tốc độ phát triển cao và ổn định, dựa trên các yếu tố thuận lợi và thời cơ chủ yếu như sau:

- Thành phố Hà Nội nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là Thủ đô đã và sẽ có tốc độ phát triển cao trong tương lai.

- Hiện nay công trình thủy điện Sơn La đã chính thức khỏi công và dự kiến hoàn thành vào năm 2010. Nhờ công trình này chắc chắn khả năng ngăn lũ ở thượng nguồn sẽ tốt hơn và điều hòa lũ sông Hồng và sông Đuống sẽ có hiệu quả, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế của huyện, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp. Hiện nay vùng bãi thuộc huyện ở ven sông Hồng và sông Đuống chủ yếu sử dụng vào trồng ngô kém hiệu quả, khi đã điều hòa lũ tốt hơn và giải quyết tốt vấn đề thủy lợi thì toàn bộ vùng bãi ven sông có thể dùng vào trồng các loại cây ăn quả, cây rau màu có hiệu quả cao hơn.

- Các nguồn tài nguyên của Huyện có thể khai thác và phát triển kinh tế là khá phong phú, trong đó giá trị nhất là nguồn lực đất đai. Phần lớn quỹ đất hiện nay của huyện đang dùng vào sản xuất nông nghiệp. Cùng với quá trình đô thị hóa, quỹ đất nông nghiệp sẽ dần dần chuyển đổi theo kế hoạch để sử dụng

vào các mục đích phi nông nghiệp như xây dựng các khu công nghiệp, du lịch và dịch vụ, thương mại có giá trị cao hơn.

- Có nhiều thuận lợi trong việc khai thác các mối quan hệ hợp tác trong phát triển. Hiện nay sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, với các sản phẩm truyền thống như lúa, ngô và những sản phẩm đáp ứng nhu cầu tự cấp, tự túc. Với điều kiện giao thông thuận lợi, sự phát triển của hệ thống thương mại nội vùng và liên vùng, huyện Gia Lâm có thể chuyển toàn bộ sản xuất nông nghiệp đáp ứng nhu cầu ăn uống của người dân đến các huyện khác và tỉnh khác. Để phát triển các hoạt động kinh tế khác, các mối quan hệ hợp tác trong phát triển đã được xác lập từ trước đến nay vẫn có thể phát huy dưới hình thức “gia công” hay hợp tác sản xuất như: gia công hàng may mặc xuất khẩu, hợp tác với các trung tâm giống của trường Đại học nông nghiệp Hà Nội và Viện rau quả để ươm cây giống bán cho thị trường các tỉnh, liên kết với quận Long Biên để duy trì các tour du lịch…Trong tương lai có thể khai thác mối quan hệ hợp tác ở mức cao hơn với công nghiệp của quận Long Biên và các khu công nghiệp của tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh trong việc làm gia công vệ tinh cho các khu công nghiệp này.

- Chủ trương của Thành phố cũng tạo ra những thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm. Hiện nay Thành phố đang có chủ trương lớn là di chuyển những doanh nghiệp công nghiệp trong nội thành ra khu vực ngoại thành. Hơn nữa nhiều doanh nghiệp công nghiệp mới ra đời cũng đòi hỏi có mặt bằng sản xuất đủ lớn để đáp ứng nhu cầu phát triển dài hạn. Trong khi đó, Gia Lâm là nơi không quá xa nội thành, lại thuận tiện giao thông, có nhiều khả năng về không gian và quỹ đất, do vậy nơi đây có nhiều cơ hội để các doanh nghiệp lựa chọn địa điểm đầu tư. Mặt khác, vì Gia Lâm là huyện mới chia tách nên chắc chắn Thành phố sẽ có những chính sách ưu tiên hơn cho Huyện.

- Xuất phát điểm của huyện Gia Lâm hiện nay là thấp, do vậy có khả năng tăng trưởng với tốc độ cao nếu được đầu tư hợp lý và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả.

Bảng 3.1: Dự báo tăng trưởng các ngành kinh tế cơ bản huyện Gia Lâm đến năm 2020 Đơn vị 2005 2010 2015 2020 1. GO trên địa bàn Tỷ đ 693,36 1559,5 3 3567,8 2 8336,71 Tốc độ bình quân % 17,6 17,6 18,0 18,5

Tỷ trọng so với kinh tế huyện % 53,74 59,23 62,67 61,28 2. Tính theo huyện QL Tỷ đ 395,66 882,39 1976,2

8

4426,27

Tốc độ bình quân % 17,2 17,4 17,5 17,5

Tỷ trọng so với kinh tế huyện % 53,5 54,88 60,36 63,36 Nguồn: Phòng thống kê huyện Gia Lâm

Bảng 3.2: Dự báo tăng trưởng ngành thương mại dịch vụ đến năm 2020 Đơn vị 2005 2010 2015 2020 1.GO ngành tm-dv huyện Tỷ đ 373,36 808,13 1903,49 4815,96 Tốc độ tăng bình quân % 15,5 16,70 18,69 20,40 Tỷ lệ so với kt huyện % 28,941 30,5 32,25 35,83 2. Tính theo huyện QL Tỷ đ 219,5 455,09 976,62 2187,3 Tốc độ tăng bình quân % 15,5 15,7 16,5 17,5 Tỷ lệ so với kt huyện % 23,1 28,3 29,83 31,31 Nguồn: Phòng thống kê huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu Cơ sở lí luận về quy hoạch phát triển hệ thống chợ và siêu thị (Trang 68 - 70)