Khái quát về tình hình phát triển của huyện Gia Lâm từ 2001 đến nay 1, Các chỉ tiêu về kinh tế

Một phần của tài liệu Cơ sở lí luận về quy hoạch phát triển hệ thống chợ và siêu thị (Trang 31 - 35)

I, Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm từ năm 2001 đến nay

2. Khái quát về tình hình phát triển của huyện Gia Lâm từ 2001 đến nay 1, Các chỉ tiêu về kinh tế

2.1, Các chỉ tiêu về kinh tế

- Các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế đều cơ bản hoàn thành, kinh tế của huyện ổn định và có mức tăng trưởng khá.

Trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng hầu hết các chỉ tiêu về phát triển kinh tế vẫn giữ ở mức ổn định và cơ bản đạt chỉ tiêu đề ra

Bảng 2.1: Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế huyện Gia Lâm 2004-2005.

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Đạt được thực tế Chỉ tiêu đề ra

GO tăng bình quân năm 15% 14-16%

GO huyện ql tăng bình quân năm 14,1% 14-15% • CN, TTCN, XDCB • Nông nghiệp • Thương mại, dịch vụ 17,5% 4,0% 15,1% 17-18% 4,0% 15-16% Nguồn: Báo cáo chính trị tại Đại hội XIX Đảng bộ huyện Gia Lâm.

Tốc độ tăng của chỉ tiêu thu nhập bình quân trên địa bàn huyện giai đoạn này đạt 21,8%/năm. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện năm 2007 đã tăng gấp 1,49 lần.

- Cơ cấu kinh tế tiếp tục được chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng cơ bản và ngành thương mại, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp-thủy sản. Trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng nhanh từ 39,25% (năm 2000) lên 48,4% (năm 2005). Lĩnh vực chuyển giao và ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất hỗ trợ chế biến sản phẩm nông nghiệp được quan tâm.

Mặc dù tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện có giảm qua các năm nhưng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản do huyện quản lý vẫn tăng qua các năm.

Năm 2005 là năm đã thực hiện xong điều chỉnh địa giới hành chính. Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế huyện Gia Lâm qua 2 năm 2003 và 2005 Đơn vị tính: %

Tỷ trọng Năm 2003 2005

CN, TTCN, XDCB 46,38% 53,50%

TMDV 32,41% 23,10%

NN 21,21% 23,40%

Nguồn: Báo cáo chính trị tại Đại hội XIX Đảng bộ huyện Gia Lâm.

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển khá. Các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn phát triển nhanh và mạnh cả về số lượng và quy mô, từng bước nâng cao chất lượng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các ngành nghề truyền thống được mở rộng và phát triển, ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nội bộ ngành, trong đó sản phẩm xuất khẩu tăng khá, sản phẩm chế biến cũng chiếm vị trí quan trọng.

Giai đoạn từ năm 2005 – 2008

Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế của huyện Gia Lâm qua các năm Đơn vị tính: %

2005 2006 2007

CNXD 53,5% 54,1% 54,3%

TMDV 23,1% 23,2% 23,4%

NN 23,4% 22,7% 22,3%

Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết ĐH XIX Đảng bộ huyện Gia Lâm.

Bảng 2.4: Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp Đơn vị tính: %

2006 2007

Chăn nuôi DV 46,94% 50,23%

Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết ĐH XIX Đảng bộ huyện Gia Lâm.

- Sản xuất công nghiệp, xây dựng tiếp tục tăng trưởng

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đúng hướng hoàn thành một số công trình trọng điểm như hệ thống lưới điện nông thôn, hệ thống đèn chiếu sáng ở các thị trấn và các trục đường chính, nâng cấp và cải tạo một bước cơ sở vật chất cho các trường học, trạm y tế

Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển tốt, nhất là ở khối doanh nghiệp, các sản phẩm sản xuất ra ngày càng khẳng định được thương hiệu và uy tín trên thị trường.

- Lĩnh vực thương mại, dịch vụ phát triển khá

Hoạt động thương mại dịch vụ được đẩy mạnh, văn minh thương mại có chuyển biến. Một số vùng sinh thái từng bước được nghiên cứu và triển khai, tạo thế phát triển dịch vụ-du lịch- sinh thái cho những năm tới như Phù Đổng và Dương Xá. Mạng lưới chợ được quan tâm đầu tư phát triển, trong 3 năm (2001-2003) đã phê duyệt 9 dự án cải tạo xây dựng chợ với tổng kinh phí trên 14 tỷ đồng.

Giá trị sản xuất thương mại-dịch vụ năm 2007 đạt 292,1 tỷ đồng, tăng 14,51% so với năm 2006 và tăng 33,1% so với năm 2005. Năm 2008 đạt 338 tỷ đồng, tăng 54% so với năm 2005.

Huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn các xã Kim Lan, Yên Thường, Ninh Hiệp thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý chợ, khai thác chợ có hiệu quả theo hướng văn minh, hiện đại góp phần phát triển kinh tế cho các địa phương. Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý thị trường, các biện pháp bình ổn giá cả đặc biệt là những tháng cuối năm; chống sản xuất, kinh doanh, vận chuyển

hàng giả, hàng kém chất lượng và bảo vệ quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng.

- Các thành phần kinh tế được quan tâm và tạo điều kiện phát triển.

Đến năm 2003, huyện Gia Lâm đã hoàn thành việc cổ phần hóa đối với Công ty Xây dựng và Kinh doanh Nhà Gia Lâm, Xưởng sản xuất rượu vang, Công ty ăn uống khách sạn Gia Lâm, Công ty xây dựng và cơ giới nông nghiệp. Hiệu quả kinh doanh – dịch vụ của hợp tác xã sau chuyển đổi được nâng cao. Một số hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đã thích hợp với cơ chế hoạt động, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả một số khâu dịch vụ.

Kinh tế hộ gia đình được quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn và tạo điều kiện phát triển. .

2.2, Các chỉ tiêu về xã hội

- Sự nghiệp giáo dục đào tạo có bước phát triển

Sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Gia Lâm trong những năm qua có những bước phát đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Chất lượng dạy và học ở các cấp học, bậc học được nâng lên, trong đó số trường đạt tiên tiến xuất sắc, số giáo viên dạy giỏi, số học sinh giỏi đều tăng.

- Hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục-thể thao được đẩy mạnh

Gia Lâm là huyện có nhiều di tích lịch sử văn hóa, còn lưu giữ nhiều lễ hội truyền thống với nhiều tập tục của văn hóa Kinh Bắc xưa. Ngày nay vẫn lưu giữ được nhiều nét đẹp truyền thống ngoài ra ngày nay còn có nhiều nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội có tiến bộ hơn

Công tác quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa-thông tin-thể dục thể thao được tăng cường.

- Công tác y tế, dân số gia đình trẻ em được thực hiện tốt

Công tác phòng chống dịch bệnh và khám chữa bệnh cho nhân dân được thực hiên tốt với mạng lưới y tế trong huyện được tăng cường và ơ sở vật chất,

trang thiết bị y tế được quan tâm đầu tư đã làm cho chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng lên. Năm 2006, huyện Gia Lâm đã đạt được danh hiệu 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế.

- Thường xuyên chăm lo thực hiện tốt các chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa.

- Một số vấn đề xã hội bức xúc được tập trung giải quyết

Đến năm 2005, toàn huyện đã tạo việc làm mới cho 37.960 lao động, trong đó số lao động có việc làm ổn định chiếm trên 37%; Năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí cũ còn giảm còn 0,82%.

Đối với những hộ nghèo, huyện Gia Lâm có những chính sách quan tâm như thực hiện chính sách ưu đãi về tín dụng cho hộ nghèo vay vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân để phát triển sản xuất, tạo thu nhập cho gia đình và thoát nghèo. - Công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội nhất là tệ nạn ma túy mại dâm đạt nhiều kết quả. Trên địa bàn Huyện không còn tụ điểm phức tạp về ma túy, tệ nạn xã hội, số người nghiện giảm.

- An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện Gia Lâm luôn được giữ vững và tăng cường

Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội được triển khai thực hiện có hiệu quả, không để xảy ra hoạt động của tội phạm có tổ chức, từng bước đẩy lùi tệ nạn xã hội trên địa bàn.

Tóm lại, điều kiện về các chỉ tiêu về xã hội trên địa bàn huyện Gia Lâm ngày càng được cải thiện. Đời sống của nhân dân ngày càng được đảm bảo về cả điều kiện vật chất lẫn tinh thần. Các yếu tố về an ninh quốc phòng vững mạnh làm cho người dân yên tâm ổn định sản xuất và sinh hoạt. Các chỉ số đều có xu hướng tích cực qua các năm.

Một phần của tài liệu Cơ sở lí luận về quy hoạch phát triển hệ thống chợ và siêu thị (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w