Dự báo về xu thế đô thị hóa trên địa bàn huyện Gia Lâm 1, Theo quy hoạch vùng của thủ đô:

Một phần của tài liệu Cơ sở lí luận về quy hoạch phát triển hệ thống chợ và siêu thị (Trang 70 - 73)

II, Một số dự báo cơ bản đến năm 2020 liên quan đến xây dựng phương án quy hoạch chợ và siêu thị trên địa bàn huyện Gia Lâm

2.Dự báo về xu thế đô thị hóa trên địa bàn huyện Gia Lâm 1, Theo quy hoạch vùng của thủ đô:

2.1, Theo quy hoạch vùng của thủ đô:

Được xác định với các tỉnh Hà Tây, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương trong đó có yếu tố tam giác tăng trưởng của vùng là Hà Nội-

Hải Phòng- Hạ Long. Theo quy hoạch này, Hà Nội sẽ được phát triển là đô thị trung tâm với vành đai xanh bảo vệ môi trường sinh thái và các đô thị khác phát triển như là đô thị vệ tinh. Việc mở cửa không gian thủ đô sẽ đi theo hướng “mở” bằng cách mở ra các trục phát triển, các mạng xương cá, tháo gỡ cơ chế thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế các vùng xung quanh, kéo dài các đường cụt của Hà Nội lan tỏa sang các vùng lân cận thành các trục phát triển, tạo tiền đề cho các vùng này chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Để tạo điều kiện liên kết với các tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có 3 khu vực sẽ hình thành là: Bắc cầu Thăng Long, khu vực Đông Anh, khu vực Nam và Bắc Đuống. Khu vực Nam và Bắc Đuống gồm: phường Ngọc Lâm- Sài Đồng- Đức Giang- thị trấn Yên Viên. Dự kiến đến năm 2020 diện tích xây dựng đô thị ở địa bàn huyện Gia Lâm khoảng 4.295 ha, chỉ tiêu nhà ở bình quân 18-20m2/người. Nhiều nhà máy, xí nghiệp trước đây trong nội thành sẽ được di chuyển ra ngoại thành, trong đó Thành phố dự kiến quỹ đất của huyện Gia Lâm dành cho nhu cầu phát triển công nghiệp đến năm 2020 khoảng 1.300 ha.

2.2, Theo quy hoạch thủ đô Hà Nội đến năm 2020:

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998 và các lần điều chỉnh không gian thành phố Hà Nội thì các khu vực thuộc Hà Nội sẽ phát triển theo hướng Nam và Bắc sông Hồng, trong đó khu vực phía Bắc là đô thị mới, khu vực tập trung công nghiệp là huyện Đông Anh và Gia Lâm, có mở rộng liên kết phát triển với các tỉnh. Theo quy hoạch này, có một số khu vực hay công trình sẽ phát triển có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm.

Về quy hoạch khu vực ngoài đê sông Hồng (Sở Quy hoạch- Kiến trúc) và quy hoạch thoát lũ (Sở NN& PTNT), việc sử dụng đất sẽ chia diện tích giới hạn giữa hai đê chính của sông thuộc địa phận Hà Nội thành 3 khu vực chủ yếu gồm: tuyến lòng sông ổn định để thoát lũ bảo đảm các công trình như cống Liên Mạc, Xuân Quan, cảng Hà Nội. Tuyến lòng sông ổn định đến chỉ giới hành lang thoát lũ hai bên sông là vùng bán ngập. Tuyến chỉ giới hành lang thoát lũ đến hai đê là quỹ đất có khả năng quy hoạch để sắp xếp lại dân cư và các nhu cầu khác của thành phố. Như vậy, phần về phía sông Hồng của huyện sẽ có khả năng đô thị hóa cao.

2.3, Dự báo phát triển các khu vực lân cận

Theo quy hoạch và dự báo phát triển các quận, huyện của các tỉnh bạn tiếp giáp với Gia Lâm, đô thị và các khu công nghiệp đang và sẽ có trong tương lai gồm:

- Ở phía Tây là quận Long Biên sẽ triển khai xây dựng khu đô thị Thạch Bàn, sát với địa giới của Huyện.

- Ở phía Nam: khu đô thị Văn Giang với quy mô 500 ha liền kề với các xã Đa Tốn, Kiêu Kỵ của huyện Gia Lâm

- Ở phía Đông: tỉnh Hưng Yên có 6 khu công nghiệp tập trung, 10 khu, cụm công nghiệp làng nghề diện tích khoảng 1.000 ha, trong đó có khu công nghiệp và đô thị Như Quỳnh giáp với xã Dương Xá của huyện Gia Lâm.

- Ở phía Tây Bắc là khu đô thị Bắc Thăng Long đang xây dựng và tương lai sẽ là một quận đô thị hiện đại của Hà Nội.

Sau khi các cầu Vĩnh Tuy, Thanh Trì và cầu đường 5 kéo dài đưa vào sử dụng, triển khai cầu Phù Đổng 2, đường nối quốc lộ 1 với quốc lộ 3 sẽ tạo nên hiệu ứng tác động rất mạnh đến phát triển đô thị của huyện Gia Lâm, thị trường bất động sản có thể sẽ phát triển mạnh từ sau năm 2010 và kéo dài trong suốt thời kỳ 2020. Do vậy, trong tương lai từ 10-15 năm tới ở huyện Gia

Lâm đô thị sẽ rất phát triển và có thể trở thành 1 hoặc 2 quận của thủ đô Hà Nội. Quá trình phát triển đô thị ở huyện Gia Lâm sẽ gắn rất chặt chẽ với quá trình phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Sự phát triển của thương mại dịch vụ gắn với phát triển các khu công nghiệp như Hapro, Phú Thị, Ninh Hiệp, Phù Đổng; với các làng nghề như Bát Tràng, Kiêu Kỵ…để phục vụ đời sống và sản xuất phát triển. Nhờ vậy, hệ thống kết cấu hạ tầng đường giao thông liên vùng và nội vùng, hạ tầng điện nước, thông tin liên lạc, trường học, khách sạn nhà hàng…sẽ rất phát triển.

Một phần của tài liệu Cơ sở lí luận về quy hoạch phát triển hệ thống chợ và siêu thị (Trang 70 - 73)