huyện Gia Lâm đến nay
1. Thực trạng công tác quy hoạch hệ thống chợ và siêu thị trên địa bàn huyện Gia Lâm đến nay huyện Gia Lâm đến nay
Như trên đã nói hệ thống chợ và siêu thị của huyện Gia Lâm tồn tại và phát triển hoàn toàn mang tính tự phát, chưa theo quy hoạch. Thật ra, ở thời kỳ trước, huyện Gia Lâm cũng đã có quy hoạch thương mại chợ và siêu thị nhưng thực ra mới chỉ trên giấy tờ, chưa đi vào thực tế.
Huyện Gia Lâm đã có quy hoạch phát triển mạng lưới thương mại cho giai đoạn 1996-2000 nhưng mới chỉ trên giấy tờ và chưa đi vào thực tế được là do những lý do sau:
- Năm 2003, huyện Gia Lâm có sự điều chỉnh địa giới hành chính nên mặc dù đề án quy hoạch mạng lưới thương mại đã được duyệt nhưng cần phải điều chỉnh lại do nhiều yếu tố thay đổi.
- Sau quá trình điều chỉnh lại và đã được phê duyệt trong 2004,2005 nhưng đến năm 2008 xảy ra một sự kiện quan trọng đó là mở rộng địa giới hành chính thủ đô. Hà Nội mới hay Hà Nội mở rộng hiện nay bao gồm toàn bộ tỉnh Hà Tây cũ, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Do đó, Hà Nội cần có một quy hoạch mới về phát triển kinh tế nói chung và phát triển thương mại nói riêng do đó, ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Gia Lâm nói chung và quy hoạch phát triển ngành thương mại trên địa bàn huyện Gia Lâm nói riêng.
2. Tác động của sự phát triển hệ thống chợ và siêu thị hiện nay đến sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm phát triển kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm
2.1, Tác động tích cực
- Chợ là một loại hình kết cấu thương mại phổ biến hiện nay và có vị trí quan trọng trong phát triển các hoạt động thương mại, phát triển kinh tế xã hội, nhất là đối với khu vực nông thôn.
- Hệ thống chợ và siêu thị nói chung, đặc biệt là hệ thống chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm đã đáp ứng đáng kể nhu cầu mua sắm của đại bộ phận các tầng lớp nhân dân sinh sống trên địa bàn huyện Gia Lâm từ xưa đến nay. Sự thiết yếu của nó đã được chứng minh bằng lịch sử sự tồn tại của các chợ làng quê đó cho đến ngày hôm nay. Trong số các chợ làng quê đó, trải qua thời gian dài của lịch sử, các chợ này không hề bị mất đi hay bị thay thế bởi một loại hình nào khác mà ngày càng được tu sửa, chỉnh trang mở rộng, xây mới để đáp ứng ngày càng tốt hơn nữa nhu cầu mua sắm của các tầng lớp nhân dân sinh sống trên địa bàn.
- Hệ thống chợ và siêu thị trên địa bàn huyện Gia Lâm góp phần tạo thuận lợi trong việc giao lưu hàng hóa thông suốt, góp phần phục vụ sản xuất và dân sinh. Xuất phát là các chợ truyền thống và mang đầy đủ các đặc thù của chợ nông thôn từ xưa để lại, các chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm không chỉ đáp ứng nhu cầu mua bán các hàng hóa thiết yếu phục vụ sinh hoạt hằng ngày như lương thực, thực phẩm mà còn là nơi để nhân dân trong vùng (mà tới 70% dân cư trong vùng hoạt động kinh tế trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp) trao đổi nông sản, nông cụ và cây giống, con giống vào những ngày chợ phiên, từ đó tạo thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp cũng như tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp.
- Hệ thống chợ và siêu thị trên địa bàn huyện Gia Lâm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân sinh sống trong vùng. Ngày nay, dưới thời
buổi kinh tế thị trường, khi mà thu nhập của người dân đã được cải thiện đáng kể thì chỉ cần họ có tiền là có thể mua được những thứ mình cần. Các mặt hàng bày bán ở chợ thường cũng khá đa dạng và giá cả phải chăng hơn trong siêu thị nên loại hình này đáp ứng nhu cầu mua sắm của phần lớn dân cư trong Huyện.
- Giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, hợp lý theo phương hướng phát triển của thành phố Hà Nội, nâng cao giá trị đóng góp của ngành thương mại trong cơ cấu kinh tế.
- Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, đặc biệt là những hộ nông nghiệp đã bị thu hồi đất phục vụ công tác phát triển đô thị trên địa bàn huyện Gia Lâm.
- Việc sử dụng, khai thác cơ sở vật chất- kỹ thuật của chợ không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế xã hội, mà còn tạo ra hiệu quả tài chính cho các chủ đầu tư, trước hết là các chủ đầu tư để sử dụng điểm kinh doanh trên chợ.
- Gia Lâm là một huyện có nhiều làng nghề truyền thống, lại là một huyện nằm ở vị trí cửa ngõ của thủ đô, vị trí không xa trung tâm thành phố. Do đó, nếu phát triển mạng lưới thương mại nói chung và đặc biệt là hệ thống siêu thị sẽ góp phần thúc đẩy việc quảng bá, lưu thông những sản phẩm làng nghề này đến với cả những khách hàng trong và ngoài khu vực biết đến sản phẩm làng nghề và thúc đẩy hoạt động thương mại trên địa bàn huyện Gia Lâm
2.2, Tác động tiêu cực
Mặc dù những mặt tích cực mà hệ thống chợ và siêu thị trên địa bàn huyện Gia Lâm đã mang lại cho cuộc sống của người dân sinh sống trên địa bàn Huyện thì nó cũng bộc lộ một số điểm yếu sau:
- Do hệ thống chợ hoạt động tự phát, không theo quy hoạch, việc đầu tư để nâng cấp, sửa chữa là hạn chế nên cơ sở vật chất của chợ thấp kém, hoạt động tự phát gây ô nhiễm môi trường và mất cảnh quan.
- Gây khó khăn cho các nhà chức năng trong việc quản lý chất lượng hàng hóa.
- Đặt trong bối cảnh là cửa ngõ của thủ đô, nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh và hành lang kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Lạng Sơn nên có vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển ngành thương mại thì sự phát triển ngành thương mại của huyện Gia Lâm vẫn chưa đảm nhận được vai trò là một huyện cửa ngõ của thủ đô.
Chương III: ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CHỢ VÀ SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM ĐẾN
NĂM 2020