1. 2 Xuất khẩu trực tiếp
3.2.2.3. Đẩy mạnh hỗ trợ thông tin và xúc tiến thương mại
Đây là những vấn đề liên quan trực tiếp đến chức năng và hoạt động của Bộ công thương, đặc biệt là hệ thống thương vụ tại nước ngoài.
Nhà nước cũng cần nghiên cứu thành lập nhiều hơn các cơ quan cung cấp dịch vụ thông tin, dự báo thị trường về các mặt hàng cho doanh nghiệp. Hiện nay, đối với mặt hàng cà phê hoặc hạt tiêu các doanh nghiệp Việt Nam có thể dễ dàng tìm hiểu qua các phương tin thông tin khác nhau, nhưng mặt hàng cơm dừa Việt Nam chưa có nhiều thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu thị trường. Với nguồn thông tin sẵn có, giúp doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong quá trình phát triển kinh doanh xuất khẩu nông sản.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, Nhà nước cần sớm đàm phán ký kết hiệp định song phương về xuất khẩu dừa với thị trường tiềm năng ở châu Á là Ấn Độ vì “Cơm dừa nạo sấy của Sri Lanka xuất sang Ấn Độ chỉ phải đóng thuế 17%, trong khi sản phẩm của Việt Nam chịu mức thuế lên đến 70%”.
Nhà nước cần đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại để có thể khai thác tốt các thị trường có tiềm năng lớn như Trung Quốc, Châu Phi, Tây Á. Với mạng lưới cơ quan ngoại giao của Nhà nước ở các nước mà Việt Nam có quan hệ, vai trò của các tham tán thương mại trong hoạt động xúc tiến thương mại hơn nữa. Hiện nay, công ty chủ yếu xuất khẩu nông sản chủ yếu qua hình thức xuất khẩu trực tiếp chưa phát huy mạnh vai trò của các tham tán thương mại. Nhà nước cũng nên chủ đổng hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các cuộc hội chợ, triển lãm, quảng cáo trong và ngoài nước; khảo sát, tìm hiểu thị trường nước ngoài, kho ngoại quan; nâng cao vai trò của đại diện thương mại, đầu tư xây dựng trung tâm giới thiệu sản phẩm giao dịch thương mại ở các thành phố lớn, các trung tâm thương mại ở nước ngoài nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp có đại diện tại thị trường quốc tế.