Mặt hàng cà phê

Một phần của tài liệu Phát triển xuất khẩu nông sản của công ty intimex trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 54 - 61)

1. 2 Xuất khẩu trực tiếp

2.2.2.1.Mặt hàng cà phê

a. Tình hình xuất khẩu cà phê của VIệt Nam trong điều kiện khủng hoảng toàn cầu

Nước ta có điều kiện thuận lợi về đất đai và khí hậu để phát triển trồng cà phê. Những năm qua, sản lượng và diện tích trồng cà phê không ngừng tăng lên tạo điều kiện cho Việt Nam nâng cao khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. Cà phê hiện vẫn được coi là một trong những cây trồng chiến lược trong quá trình phát triển nền nông nghiệp hàng hoá ở Việt Nam, xoá đói giảm nghèo và làm giàu cho người nông dân. Cà phê hiện là một trong hai mặt hàng nông sản xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam.

Về khối lượng và kim ngạch: Nhìn chung khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê trong giai đoạn 2005 – 2009 không ổn định.

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 2 005 2 006 2 007 2 008 2 009 Thời gian K hố i l ư ng (ng n tấ n) 0 500 1000 1500 2000 2500 K im ng ac h (tr iệ u U S D ) Khối lượng (nghìn tấn) Kim ngạch (triệu USD)

Nguồn: Tổng hợp từ tổng cục thống kê

Biểu đồ 2.1. Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2005 – 2009

Qua đồ thị trên cho thấy năm 2005 – 2007 khối lượng kim ngạch cà phê xuất khẩu có xu hướng tăng từ trên 800 triệu tấn vào năm 2005 lên 1,2 triệu tấn vào năm 2007. Khối lượng cà phê xuất khẩu tăng cao là do diện tích trồng cà phê được mở rộng. Cả nước hiện có gần 550.000 ha tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, sản lượng trung bình năm thu hoạch 834 nghìn tấn cà phê nhân. Năm 2007, lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu được trên 1 triệu tấn cà phê, khẳng định vị trí nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới sau Brazil. Theo đó kim ngạch cà phê xuất khẩu cũng tăng tương ứng, năm 2006 kim ngạch xuất khẩu vượt ngưỡng 1 tỷ USD. Đà tăng kim ngạch vẫn tiếp diễn trong năm 2007 với mức tăng 68,4% so với năm 2006, đạt mức kỷ lục 1,854 tỷ USD. Với mức 1,854 tỷ USD thu được từ xuất khẩu cà phê, đây cũng là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu cà phê vượt kim ngạch xuất khẩu gạo với mức 13%. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt khoảng 2,2 tỉ USD với khối lượng xuất khẩu 1 triệu tấn. Con số này đã giảm 18,6% về lượng, nhưng lại được tăng 7,2% về trị giá. Mặt khác, sự sụt giảm sản lượng cà phê xuất khẩu này một phần là do hiện nay tỷ lệ cây cà phê già cỗi chiếm đến gần 20% khiến năng suất giảm. Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế làm người nông dân gặp nhiều khó khăn về vốn. Việc hạn chế tiếp cận vốn vay

cũng như các chi phí đầu vào cho việc trồng trọt tăng cao khiến công tác chăm sóc cây cà phê kém hơn vụ trước. Điều này cũng tác động khá lớn đến sản lượng cà phê của các niên vụ sau. Năm 2009, khối lượng xuất khẩu cà phê lên đến hơn 1 triệu tấn nhưng do giá giảm tới 400-500 USD/tấn so với năm 2008 nên kim ngạch có thể chỉ đạt 1,8 tỷ USD. Sự lên xuống thất thường của giá cà phê qua các năm, phần nào làm ảnh hưởng tới giá trị xuất khẩu giảm xuống. Nguyên nhân giá cà phê xuống thấp trong năm 2009 chỉ còn 1360USD/tấn ngoài do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, yếu tố đầu cơ của các quỹ đầu tư còn do ngay từ đầu năm các doanh nghiệp ồ ạt mua của nông dân rồi xuất khẩu nhiều nên không giữ được giá.

Về thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam: Hiện nay, cà phê Việt Nam xuất khẩu tại trên 50 quốc gia trên thế giới chiếm khoảng 13% tổng giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam và chiếm tới 43% thị phần cà phê toàn cầu. Năm 2007, theo Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam, hiện mười nước nhập khẩu hàng đầu cà phê của Việt Nam là Đức, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Ý, Bỉ, Ba Lan, Pháp, Hàn Quốc, Anh, Nhật Bản, chiếm tới 75% khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam; trong đó Đức tiếp tục giữ vị trí số 1 về nhập khẩu cà phê của Việt Nam với thị phần khoảng 14%. Hoa Kỳ nhập khẩu 135 nghìn tấn vào năm 2007 và lượng cầu sụt giảm xuống còn 97.477 tấn vào năm 2009 nhưng vẫn dứng ở vị trí thứ hai trong số những nước nhập khẩu cà phê lớn của Việt Nam. Ngoài các thị trường trên, Việt Nam còn mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê sang một số thị trường khác như vùng Trung Cận Đông, châu Phi, một số nước ASEAN và vùng Trung Mỹ.

b. Tình hình xuất khẩu cà phê của công ty Intimex trong điều kiện khủng hoảng toàn cầu

- Kim ngạch xuất khẩu cà phê của công ty

Mặt hàng cà phê là mặt hàng có nhiều biến động nhất trong thời gian gần đây. Tuy vậy, trong vòng 5 năm qua công ty đã trở thành một trong những đơn vị hàng đầu của Bộ Công Thương về xuất khẩu cà phê, đứng thứ 2 trong các công ty

xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu cà phê của công ty luôn dẫn đầu trong các mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt sản lượng xuất khẩu tăng với tốc độ cao.

Bảng 2.4. Tình hình xuất khẩu cà phê của công ty Intimex giai đoạn 2005 - 2009 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá trị (USD) 100633 135000 238867 231520 278272,5 Sản lượng (Tấn) 123022 120321 153810 113268 206128 Giá bình quân xuất

khẩu (USD/tấn) 818 1122 1553 2044 1306 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kinh doanh của công ty 2005 – 2009 Tổng kim ngạch cà phê tăng liên tục từ năm 2005 đến năm 2009 từ 100.633 USD lên 278272,5 USD trong năm 2009. Trong năm 2008 sản lượng giảm so với năm 2007 nhưng giá trị lại không giảm. Theo ông Chiến, trưởng phòng kinh doanh cho biết, hoạt động xuất khẩu mặt hàng này của công ty có thêm lợi thế từ chênh lệch tỷ giá, có thời điểm tháng 6 năm 2008, tỷ giá 1 USD tương đương 18.000 VND – 19.000VNĐ. Tuy nhiên, năm 2009 lượng cà phê xuất khẩu đạt mức cao nhất trong giai đoạn này tuy nhiên giá cà phê có sự sụt giảm mạnh nên dù lượng xuất nhiều hơn so với năm 2008 nhưng giá trị không tăng cao trong khi lượng xuất khẩu tăng tới hơn 80% nhưng giá trị chỉ tăng 20%. Lượng cà phê xuất khẩu tăng mạnh đúng niên vụ cuối năm từ tháng 10 hàng năm làm cho cà phê xuất khẩu của công ty tăng cao cả về lượng và giá trị. Mặt khác, giá cà phê trên thị trường thế giới liên tục biến động ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của công ty. Niên vụ 2008 – 2009, được nhiều người cho rằng đây là vụ “được mùa mất giá’’ do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu. Vì giá cà phê trong nước gần như liên thông với giá cà phê thế giới nên sau khi giá thế giới 11/11/09 giảm gần 100 đô la Mỹ/tấn trong một đêm từ 1400 USD/tấn xuống còn 1300USD/tấn tương ứng với giá

trong nước từ 24.000 đồng/kg cũng giảm xuống còn 22.700 đồng/kg, đây được xem là mức giảm mạnh nhất trong năm nhưng chỉ vài ngày sau đó ở phiên giao dịch ngày 17/11/2009 giá đã tăng lên 33 USD/tấn. Nhìn chung sự biến động về giá gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu của công ty vì đây là mặt hàng xuất khẩu số một của công ty.

Ngoài ra, tác động của khủng hoảng còn thể hiện ở việc gia tăng chi phí phát sinh cho hoạt động xuất khẩu mặt hàng này. Trong thời gian tháng 11/2008, hàng bị tồn đọng ở các hải cảng của Mỹ và một số nước do đối tác không mở được LC làm tăng chi phí lưu kho bãi và bảo quản hàng hoá. Mặt khác, công tác phục việc thu mua cung ứng của công ty vẫn duy trì để đảm bảo nguồn hàng cho xuất khẩu trong khi lượng cầu thế giới sụt giảm làm gia tăng lượng hàng tồn. Hệ quả là làm tăng các chí phí về vốn đầu tư cũng như chi phí kho bãi, bảo quản đặc biệt khi cà phê xuất khẩu của công ty chủ yếu ở dạng sơ chế với các sản phẩm là cà phê Robusta và Arabica. Do đó, công ty đang hướng tới gia tăng giá trị trên một đơn vị sản phẩm xuất khẩu để có thể tăng giá trị xuất khẩu chung của mặt hàng này.

- Thị trường xuất khẩu cà phê của công ty

Trong những năm qua, công ty chú trọng tìm kiếm và mở rộng quan hệ đối tác xây dựng thị trường mới cho mặt hàng này. Cơ cấu một số thị trường xuất khẩu chính qua các năm được nêu qua bảng dưới đây:

Bảng 2.5. Một số thị trƣờng chính xuất khẩu cà phê của công ty Intimex giai đoạn 2007-2009

Đơn vị tính USD

Thị trƣờng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Mỹ 5.814.924 1.244.395 3.131.685 Thuỵ Sỹ 18.251.382 3.836.326 2.135.609 Singgapo 3.062.301 856.670 1.546.126 Anh 6.902.453 1.156.714 1.182.476 Đức 1.903.781 1.945.006 1.107.472 Bỉ 344.845 197.809 246.435 Giocgia 120.416 163.584 97.152 Nga 79.014 117.899 Modoval ... 420.395 Pháp 216.701 Italia 92.050 Arập 65.998 UAE 59.904

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo xuất khẩu công ty Intimex năm 2007 - 2009

Bảng thống kê cho thấy một số thị trường mới được mở rộng trong năm 2009 đặc biệt Modoval với giá trị xuất khẩu khá cao 420.395 USD. Bên cạnh đó lượng cà phê xuất khẩu của công ty có khả năng cao hơn nữa nếu không bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Lượng cầu sụt giảm của một số thị trường chủ chốt như Mỹ, Thuỵ Sỹ, Singgapo, Anh, Đức. Thị trường Mỹ với lượng giá trị xuất khẩu lớn nhất 5.814.924 vào năm 2007, đến năm 2008 cũng là thời điểm khủng hoảng bùng phát, nhu cầu giảm sút mạnh mẽ giá trị xuất khẩu giảm đột biến chỉ còn 1.244.395 USD, giảm tới 78%. Đối với thị trường Thuỵ Sỹ cũng cho thấy sự sụt giảm nghiêm trọng, nếu năm 2007 thì đây là bạn hàng lớn của công ty với giá trị

xuất cao nhất 18.251.382 USD thì năm 2008 giảm xuống chỉ còn 3.836.326, sang năm 2009 chỉ duy trì ở mức 2.135.609 USD. Thị trường Singapo cũng cho thấy sự giảm sút qua từng năm nếu giá trị xuất khẩu giá trị đạt 3.062.301 vào năm 2007, sụt giảm vào năm 2008 còn 856.670 USD và năm 2009 là 1.546.126 USD. Qua đó cho thấy, cuộc khủng hoảng toàn cầu gây tác động lớn đến nhu cầu nhập khẩu cũng như giá trị xuất khẩu của mặt hàng này.

Bên cạnh đó, do khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, cũng như hoạt động của một số ngân hàng cũng phần nào ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty. Trong thời gian tháng 11/2008, một số nước do đối tác không mở được L/C khiến chu kỳ thanh toán của mỗi đơn hàng bị kéo dài hơn từ 5- 10 ngày. Nguyên nhân của sự chậm chễ này là do phải dành nhiều thời gian hơn cho bạn hàng hoàn tất các thủ tục thanh toán cũng như linh hoạt xử lý lại các điều kiện giao hàng, thanh toán cho phù hợp với tình hình hiện tại. Ví dụ như từ hình thức thanh toán chủ yếu L/C được xử lý chuyển sang hình thức thanh toán T/T hoặc đề xuất phương án hàng đổi hàng. Tuy nhiên phương thức hàng đổi hàng mới chỉ được đề xuất và chưa được thực hiện trên thực tế. Theo ông Chiến cho biết, khủng hoảng cũng không làm tăng các khoảng nợ hoặc nợ xấu từ phía bạn hàng nhưng sự chậm chễ trong việc thanh toán cũng phần nào ảnh hưởng hiệu quả đồng vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu này.

Qua tình hình xuất khẩu cà phê trong giai đoạn 2005 – 2009 và diễn biễn thực tế nêu trên cho thấy, mặt hàng cà phê xuất khẩu của công ty chịu nhiều tác động từ cuộc khủng hoảng toàn cầu. Một mặt, cà phê xuất khẩu của công ty được hưởng lợi thế về tỷ giá đem lại lợi ích cho công ty. Mặt khác, nó phải chịu những tác động không nhỏ như biến động về giá cũng như sụt giảm nhu cầu tiêu thụ của một số nước trong đó Mỹ là một điển hình. Tuy vậy, công ty luôn xác định cà phê vẫn sẽ là mặt hàng chiến lược của công ty trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Phát triển xuất khẩu nông sản của công ty intimex trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 54 - 61)