1. 2 Xuất khẩu trực tiếp
3.3.1.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm Công ty cần chú ý đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm và giá cả của sản phẩm.
Giá cả cũng là một yếu tố cạnh tranh của nông sản.Hiện nay giá nông sản xuất khẩu của Công ty có xu hướng thấp hơn giá nông sản xuất khẩu của các nước khác. Vì vậy để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm, tăng giá xuất khẩu thì yếu tố chất lượng vẫn là yếu tố hàng đầu được chú trọng. Để có chất lượng sản phẩm cao đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, công ty không chỉ cần nâng cao hiệu quả của công tác giám định hàng hoá mà cần phải đầu tư vào một số lĩnh vực chế biến hàng nông sản. Tuy nhiên sự đòi hỏi về chất lượng hàng hoá ở mỗi thị trường là khác nhau. Chẳng hạn đối với thị trường EU, Nhật Bản, Mỹ thì yêu cầu về chất lượng hàng hoá đòi hỏi rất cao và nghiêm ngặt. Ngược lại đối với các thị trường như Châu Phi thì yếu tố đáng quan tâm nhất là giá cả. Vì vậy, tuỳ từng thị trường mà công ty nên có các chính sách cho phù hợp với đặc điểm của thị trường đó để có thể phát huy tối đa lợi thế của công ty.
Với mục tiêu hoạt động xuất khẩu nông sản thường xuyên và mũi nhọn, Công ty nên đầu tư cho sản xuất và ưu tiên cho phát triển công nghệ chế biến. Hiện nay Công ty đã có một số cơ sở chế biến tại các địa phương và nên mở rộng hơn nữa công tác này. Việc xây dựng thêm các xí nghiệp chế biến nông sản này sẽ giúp làm tăng chất lượng, giá trị đồng thời giảm giá thành sản phẩm. Ưu thế của việc này là có những mặt hàng công ty tự sản xuất lại đem về lợi nhuận cao hơn là từ thu mua, đồng thời công ty có thể gia công chế biến hàng nông sản theo đúng mong muốn của các bên đối tác. Song song với đó, công ty có thể chủ động về số lượng, chất lượng, khống chế số lượng hàng sản xuất cho xuất khẩu tránh dư thừa, tồn kho do không kiểm soát được. Bên cạnh đó, công ty có thể sử dụng hình thức liên doanh liên kết với các đơn vị chế biến để có thể tận dụng được nguồn lực về vốn và kỹ thuật công nghệ.
Đồng thời tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, đa dạng các hình thức phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại do Bộ Công Thương và các cơ quan hữu quan tổ chức, tham gia hội chợ, thắt chặt mối quan hệ với các hiệp hội trong và ngoài nước... nhằm tìm kiếm các đối tác kinh doanh cũng như tập hợp và xử lý thông tin phục vụ cho công tác điều hành hoạt động kinh doanh.