1. 2 Xuất khẩu trực tiếp
2.2.1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty
Trong những năm qua, hoạt động xuất khẩu là nhiệm vụ chính của hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, kủng hoảng kinh tế và bối cảnh cổ phần hoá hiện tại của công ty đã ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động xuất khẩu của công ty đặc biệt là hoạt động xuất khẩu nông sản. Kết quả của những tác động khách
quan đó được phản ảnh trong bảng kim ngạch xuất khẩu nông sản của công ty trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2009
Bảng 2.2. Kim ngạch xuất khẩu nông sản của công ty Intimex giai đoạn 2005 - 2009
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
Giá trị (1000 USD) 147.19 206.78 306.24 361.75 371.03 Tốc độ tăng trưởng so với năm trước đó 40% 48% 18% 3% Tỷ lệ tăng trưởng so với năm 2005 100% 40% 108% 146% 152%
Nguồn: Tạp chí Intimex 30 năm đột phá và phát triển
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản có sự thay đổi từ trước và sau năm 2007. Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2007, kim ngạch xuất khẩu nông sản có xu tăng mạnh trên 40%. Giá trị xuất khẩu hàng hoá năm 2007 tăng gần gấp đôi so với năm 2005 là 306.24 nghìn USD làm cho tốc độ tăng trưởng của năm này cao hơn hẳn tăng 48% so với năm 2006. Đây là tốc độ tăng khá cao cho thấy cho tiềm năng xuất khẩu cũng như vai trò chính yếu của xuất khẩu nông sản đối với hoạt động xuất khẩu nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của công ty.
Tuy nhiên đến năm 2008 tổng kim ngạch xuất khẩu có tăng nhưng tốc độ giảm so với những năm trước. Nếu năm 2008 mức tăng so với năm 2007 là 18% thì đến năm 2009 mức tăng chỉ còn ở mức 3% so với năm 2008. Việc giảm sút này bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nổ ra ở Mỹ và là rộng ra toàn cầu và trong đó bao gồm phần lớn các thị trường xuất khẩu của công ty. Sức mua của các thị trường như Mỹ, EU, ASEAN suy giảm nghiêm trọng, nên sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực của công ty là cà phê, hạt tiêu, cơm dừa tiêu thụ cũng hạn chế. Thêm vào đó cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ cũng làm cho đồng tiền của các nước trong khu vực mất giá một cách tương đối so với đồng Việt Nam nên sức cạnh tranh về giá cả của sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực lớn hơn của
công ty, đặc biệt là cà phê và hạt tiêu của Indonesia. Sau cuộc khủng hoảng tiền tệ ở các nước ASEAN vào những năm 1997-1998, lại một lần nữa công ty phải đối mặt với khó khăn tương tự nhưng với quy mô rộng hơn và có sự ảnh hưởng mạnh mẽ hơn không chỉ đến một nhóm thị trường mà hàng loạt các thị trường lớn và tiềm năng của công ty. Hơn nữa, năm 2008 cũng là giai đoạn công ty tiến hành các hoạt động cổ phần hoá nên cũng ảnh hưởng đến tình hình hoạt động chung của công ty. Thậm chí, việc cổ phần hoá không thành công trong năm 2008 khiến cho công ty phải chủ động tập trung nhiều nguồn lực cho công tác nay khiến việc điều hành quản lý hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng chưa được xát sao nên phần nào ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản. Đến giai đoạn giữa năm 2009, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, nền kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi, nhu cầu về hàng nông sản bắt đầu tăng, giá cả trên thị trường có chuyển biến tích cực có lợi đối với nhà xuất khẩu nhưng hoạt động nông sản của công ty vẫn chưa có những chuyển biến mạnh mẽ. Hầu hết sản lượng xuất khẩu các mặt hàng nông sản đều giảm điển hình là mặt hàng cà phê giảm 41%, hạt tiêu giảm 30% về lượng.
Kết quả xuất khẩu trên cho thấy, trong thời gian ngắn từ năm 2005 – 2009 công ty đã trải qua nhiều biến động. Công ty đã tận dụng và phát huy những thế mạnh tích cực để đạt được kết quả tốt trong hoạt động xuất nhập khẩu nhưng cũng phải đối mặt với những khó khăn do những lý do khách quan và chủ quan đem lại trong đó có tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.