Tác động của cuộc khủng hoảng đến hoạt động xuất khẩu của

Một phần của tài liệu Phát triển xuất khẩu nông sản của công ty intimex trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 32 - 34)

1. 2 Xuất khẩu trực tiếp

1.2.3. Tác động của cuộc khủng hoảng đến hoạt động xuất khẩu của

Trong thập niên từ 1997-2007, nền kinh tế Việt nam khởi sắc cùng với quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, đặc biệt là sau khi gia nhập APEC cuối năm 1998 và ký kết hiệp định thương mại song phương với Mỹ năm 2000. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng trưởng kể từ các thời điểm quan trọng đó. Sự tăng trưởng liên tục của thương mại quốc tế đã đưa Việt Nam thành một quốc gia có độ mở lớn đối với nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên từ tháng 10/2008, xuất khẩu Việt Nam cũng trải qua những khó khăn và chịu nhiều tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Tác động dễ thấy nhất của khủng hoảng toàn cầu làm cho kim ngạch xuất nông sản của nước ta có xu hướng giảm. Kim ngạch xuất khẩu từ mức đạt 6,5 tỷ

USD trong tháng 7 năm 2008 đã xuống còn 6 tỷ USD, giảm 8,1% trong tháng 8, xuống còn gần 5,3 tỷ USD trong tháng 9.Trong đó, kim ngạch xuất khẩu và tốc động tăng trưởng tương ứng của khu vực kinh tế vốn trong nước lần lượt là 2,6 tỷ USD, giảm 20,2% trong tháng 8 rồi xuống 2,27 tỷ USD, giảm 11,3% trong tháng 9 năm 2008.

Một tác động khác đồng thời cũng là nguyên nhân giảm kim ngạch xuất khẩu như trên là sự suy giảm về nhu cầu nhập khẩu nông sản trong khi nền kinh tế Việt Nam đang hướng đến xuất khẩu. Nguyên nhân trực tiếp do sự suy giảm nhanh chóng về nhu cầu nhập khẩu trên thế giới . Khi kinh tế suy thoái, người tiêu dùng trên thế giới buộc phải thắt chặt chi tiêu và xuất khẩu của nước ta sang các thị trường quốc tế bị suy giảm làm giảm tăng trưởng của Việt Nam. Hơn nữa thị trường xuất khẩu nông sản là độ nhạy cảm thấp của nhu cầu nông sản đối với giá của nó. Nếu doanh nghiệp xuất khẩu chủ động giảm giá của một mặt hàng nông sản để kích thích thì nhu cầu của người tiêu dùng đối với mặt hàng nông sản cũng không tăng lên nhiều như mức độ giảm giá.

Bên cạnh đó, đối với thị trường nông sản và cũng là thách thức lớn nhất cho xuất khẩu Việt Nam là tính biến động cao của giá cả. Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, giá cả nông sản ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các yếu tố kinh tế vĩ mô như chính sách tiền tệ, sự cân bằng ngân sách quốc gia, tỉ giá, các chính sách thương mại quốc tế và cả đầu tư nước ngoài. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ khiến cho tất cả các quốc gia xem xét, điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô và điều này sẽ lại làm cho giá cả xuất nhập khẩu lên xuông thất thường. Những biến động trong năm 2008 đã là những minh chứng cụ thể cho đặc điểm này. Gạo là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai thế giới, đứng thứ năm trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, giá thế giới có khi tăng vọt lên đến 300%, sau đó lại suy giảm. Kim ngạch xuất khẩu gạo trong 10 tháng đầu năm 2008 đạt hơn 2,6 tỷ USD, nhưng khối lượng xuất tháng 8 đã giảm 27%, giá xuất bình quân giảm 7,7% từ đó kéo theo kim ngạch xuất khẩu giảm 22,9% so với tháng 7; đến tháng 9 tuy tăng trở lại 22,4% về lượng, nhưng giá vẫn tiếp tục giảm mạnh đến 26% nên kim ngạch xuất khẩu tiếp tục giảm

10% so với tháng 8; tháng 10 khối lượng xuất giảm 20,8% và giá xuất bình quân giảm tiếp gần 20%, do đó kim ngạch xuất tiếp tục giảm rất lớn đến 36,5% so với tháng 9. Cà phê cũng là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, kim ngạch xuất khẩu 10 tháng năm 2008 đạt gần 1,7 tỷ USD, nhưng cả khối lượng và giá xuất đã cùng rớt liên tục từ tháng 8 đến tháng 10: tháng 8, khối lượng xuất giảm 24,6%, giá giảm 0,7% kéo theo kim ngạch xuất khẩu giảm 25,2%; tháng 9 khối lượng xuất tiếp tục giảm 2%, giá xuất giảm 6% và kim ngạch tiếp tục giảm 8,2%; tháng 10 khối lượng xuất rớt thêm 6,2%, giá xuất rớt thêm 7,1%, kéo theo kim ngạch xuất giảm thêm 12,9% [9, tr.6].

Một phần của tài liệu Phát triển xuất khẩu nông sản của công ty intimex trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)