Cơ hội và thách thức đối với công ty trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Phát triển xuất khẩu nông sản của công ty intimex trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 89 - 91)

1. 2 Xuất khẩu trực tiếp

3.2.2. Cơ hội và thách thức đối với công ty trong thời gian tới

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, cùng những dự báo về tình hình kinh tế thế giới và xu hướng thị trường các mặt hàng cà phê, hạt tiêu, cơm dừa đã hé mở các cơ hội đồng thời cũng bao hàm cả những thách thức đối với công ty.

Cơ hội

Dấu hiệu kinh tế phục hồi cũng hứa hẹn cầu hàng hoá các mặt hàng tăng lên. Nếu nhu cầu mặt hàng hạt tiêu không bị tác động nhiều từ khủng hoảng kinh tế thì mặt hàng cơm dừa lại có tín hiệu tăng trong thời gian tới. Hơn nữa, cũng chính trong thời điểm khủng hoảng cao điểm năm 2009, trong chuyến tháp tùng Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải sang thăm chính thức Vương quốc Anh và Bắc Ireland vừa qua, ông Đỗ Hà Nam, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Intimex đã ký hợp đồng ghi nhớ xuất khẩu 200.000 tấn cà phê nhân với hai công ty kinh doanh cà phê hàng đầu nước Anh. Đó là công ty Louis Dreyfus và Armajaro Trading, mỗi công ty sẽ mua 100.000 tấn cà phê của Việt Nam với giá trị khoảng 280 triệu USD. Giá cả cụ thể sẽ được các bên thống nhất trong từng hợp đồng mua bán ký kết sau thỏa thuận này. Thời hạn giao

hàng từ tháng 11/2009 đến tháng 10/2010. Theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp thì đây là lần đầu tiên, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Intimex ký được hợp đồng ghi nhớ xuất khẩu cà phê với số lượng lớn như vậy sang thị trường London, bởi trong năm 2008 , Công ty này xuất khẩu được gần 120.000 tấn cà phê.Việc ký kết được hợp đồng này sẽ tạo điều kiện rất lớn cho công tác xuất khẩu cà phê trong niên vụ tới của Việt Nam vì tổng khối lượng của hợp đồng đã chiếm hơn 1/5 sản lượng cà phê của cả nước. Hiện tại, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Intimex đã mở chi nhánh ở Đắk Lắk và một số lượng lớn cà phê của Tây Nguyên sẽ được tiêu thụ thông qua hợp đồng này. Qua đó cho thấy, qua khủng hoảng công ty cũng có thể tìm kiếm các cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu.

Hiện nay, Việt Nam đã và đang là một trong nước xuất khẩu cà phê, hạt tiêu đứng đầu thế giới và có khả năng chi phối thị trường. Trong thời gian tới, khi nền kinh tế phục hồi, nhu cầu tăng cao trong khi khan hiếm cung đẩy giá tăng cao. Điều đó không chỉ giúp cho công ty có lợi từ giá hàng xuất khẩu mà còn có thêm cơ hội học hỏi, tìm kiếm, nghiên cứu đa dạng hoá sản phẩm, tăng giá trị hàng xuất khẩu theo như định hướng chiến lược của công ty. Với thương hiệu sẵn có trên thị trường như vậy, công ty cũng có thể tận dụng lợi thế này để thâm nhập thị trường mới ngay trong điều kiện nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ khác còn đang lo ứng phó với những khó khăn từ khủng hoảng gây ra.

Hơn nữa, trong xu thế hội nhập hiện nay, đặc biệt việc giảm thuế mạnh mẽ các mặt hàng nông sản xuất khẩu vào Nhật đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Intimex nói riêng những cơ hội tăng năng lực cạnh tranh. Cụ thể, theo các cam kết của VJEPA, Nhật Bản đã cam kết giảm thuế đối với các mặt hàng tương đương với gần 84% giá trị nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, ngay khi VJEPA có hiệu lực, trong số 2.020 dòng thuế nông sản, Nhật Bản đã xoá bỏ ngay đối với 784 dòng, chiếm 36% tổng số dòng thuế nông sản và chiếm 67,6% giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam. Lợi thế này cũng tạo điều kiện thuận lợi để công ty có thể tìm hiểu và khai thác sâu thị trường Nhật Bản trong thời gian tới.

Thách thức

Một thách thức lớn đặt ra trong thời gian tới với công ty là duy trì, đảm bảo nguồn hàng đủ cung ứng cho xuất khẩu. Đối với cả ba mặt hàng cà phê, cơm dừa cung hàng khan hiếm đang trở thành vấn đề cần hết sức lưu ý.

Bên cạnh đó, theo dự báo sự không rõ ràng về khả năng thanh khoản của các ngân hàng ở nhiều quốc gia vẫn sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động xuất khẩu. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thanh toán cũng như các khó khăn mà công ty trải qua như kéo dài chu kỳ thanh toán không được hạn chế.

Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2010 và xa hơn, cũng như xác định khả năng phản ứng chính sách của Chính phủ vẫn đang trong tình trạng bất ổn. Trong khi dịch cúm H1N1 bùng phát làm giảm lòng tin về khả năng phục hồi nền kinh tế, thì gói kích thích tiếp theo của chính phủ trong năm 2010 không mạnh mẽ như năm 2009, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải chủ động hơn trong việc ứng phó với mọi biến động khác như tỷ giá, vốn vay, lãi suất trong điều hành sản xuất kinh doanh.

Nhìn nhận được những cơ hội và thách thức giúp cho doanh nghiệp dễ dàng hơn trong quá trình xây dựng và phát triển kế hoạch kinh doanh những mặt hàng chiến lược này

Một phần của tài liệu Phát triển xuất khẩu nông sản của công ty intimex trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 89 - 91)