Xây dựng và phát triển đồng bộ các yếu tố kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu Phân tích điều kiện và lợi thế để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa nhận khách của Quảng Bình (Trang 33 - 39)

II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH

2.3. Xây dựng và phát triển đồng bộ các yếu tố kinh tế thị trường

2.3.1. Thị trường lao động

1/ Kết quả chung

• Các cơ chế, chính sách về việc làm, tiền lương cho người lao động và phát triển thị trường lao động đã và đang được khẩn trương ban hành, sửa đổi, bổ sung theo hướng phù hợp với thực tiễn thị trường và các cam kết của Việt Nam, bảo đảm quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động và tuân thủ các quy luật của kinh tế thị trường. Nhận thức của các cấp, các ngành và toàn thể xã hội về vấn đề lao động, việc làm và tiền lương nói chung và phát triển thị trường lao động nói riêng ngày càng được nâng cao.

• Công tác phát triển hệ thống giao dịch thị trường lao động, đổi mới và hiện đại hóa hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm của Nhà nước; khuyến khích tổ chức các hội chợ việc làm; phát triển các tổ chức dịch vụ tư vấn, sàn giao dịch, giới thiệu việc làm tư nhân đi đôi với tăng cường quản lý, kiểm soát của Nhà nước… được đẩy mạnh và đạt được kết quả tích cực.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã xây dựng được hơn 150 trung tâm giới thiệu việc làm và hơn 2000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giới thiệu việc làm, cung ứng lao động cho hàng triệu lượt lao động. Riêng trong năm 2007, đã có gần 30 trung tâm giới thiệu việc làm đã tổ chức sàn giao dịch việc làm định kỳ, thường xuyên thay cho hội chợ việc làm, qua đó thông tin về nhu cầu lao động của các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo, dạy nghề đến với người lao động thuận tiện hơn, người lao động được cung cấp thông tin tốt hơn, được tư vấn, phỏng vấn, giới thiệu việc làm nhiều hơn, nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động lên một bước.

• Hệ thống thông tin thị trường lao động cũng đang từng bước được hình thành và củng cố thông qua việc đa dạng hóa các nguồn thu nhập thông tin từ hệ thống báo cáo định kỳ, điều tra dân cư, điều tra thực trạng việc làm và thất nghiệp và các cuộc điều tra chuyên đề khác do các cơ quan quản lý nhà nước tổ chức với quy mô, phạm vi khác nhau

phục vụ thiết thực cho công tác quản lý nhà nước về lao động trong việc điều tiết thông tin về cung - cầu lao động và hoạch định chính sách quản lý.

• Đối với công tác phát triển thị trường xuất khẩu và nhập khẩu lao động. Các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả xuất khẩu lao động, hướng tới xuất khẩu lao động có trình độ cao; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước thu hút và sử dụng lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn cao…đã được triển khai thực hiện đạt kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là đối với hoạt động xuất khẩu lao động.

Để triển khai thực hiện Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, đã có 18 văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện được ban hành, trong đó có 2 Nghị định của Chính phủ, 1 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 5 thông tư liên tịch, 1 thông tư và 9 Quyết định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Những văn bản quy định hướng dẫn này đã tạo môi trường thuận lợi cho công tác xuất khẩu lao động phát triển mạnh mẽ trong những năm qua. Riêng năm 2007, Việt Nam đã đưa được 85000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, và ước tính gửi về nước trên 1.5 tỷ USD.

2/ Kết quả triển khai một số công việc cụ thể được đề cập trong Chương trình hành động của Chính phủ và các Bộ, ngành và địa phương.

Đối với nội dung công việc: “ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì cùng Bộ nội vụ và các Bộ, ngành thực hiện trong năm 2007 – 2008: Xây dựng Nghị định của Chính phủ hoặc các văn bản pháp luật cao hơn để thực hiện chính sách phát triển thị trường lao động, chính sách tiền lương tối thiểu, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước nắm cổ phần chi phối theo yêu cầu không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”.

Để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ LĐ-TB&XH đã dưa vào CTHĐ của mình và triển khai thực hiện 6 nhiệm vụ sau: “ Xây dựng Dự thảo Luật Tiền Lương tối thiểu”, “Xây dựng Nghị định về mức lương tối thiểu vùng đối với

lương tối thiểu vùng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”, “Xây dựng Nghị định về quan hệ lao động lành mạnh trong doanh nghiệp”, “Xây dựng Đề án về phát triển thị trường lao động đến năm 2020”

2.3.2. Thị trường bất động sản.

1/ Kết quả chung.

Nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng và phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam, Chính phủ đã sớm ban hành Nghị quyết số 06/2004/ NQ-CP ngày 19 tháng 05 năm 2004 về những giải pháp nhằm phát triển lành mạnh thị trường bất động sản. Theo đó Chính phủ và các Bộ, ngành đã nghiên cứu, xây dựng và ban hành một loạt các chính sách quy định để cụ thể hóa các giải pháp được đề ra. Những kết quả cơ bản đạt được đến nay bao gồm:

• Chính phủ: Xây dựng và trình Quốc hội ban hành Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2006, Luật Nhà ở năm 2005. Ban hành Nghị định số 153/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh Bất động sản, Chỉ thị số 01/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển và quản lý thị trường bất động sản…

• Các Bộ, ngành:

Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 29/2007/ QĐ-BXD ban hành chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới bất động sản, định giá bất động sản và quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản, Văn bản xố 82/BXD-PC ngày 26 tháng 5 về việc triển khai thực hiện nghị định số 153/2007/NĐ-CP của Chính phủ…

Bộ Tài chính : Ban hành Thông tư số 145/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất và Nghị định số 123/2007/ NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP.

Tổng cục thuế - Bộ Tài chính: Ban hành văn bản số 1432/TCT- PCCS về việc thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.

Bộ Tư pháp: Ban hành văn bản số 1744/TP-CC về việc thực hiện chứng nhận hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất.

2/ Kết quả triển khai một số công việc cụ thể được đề cập trong Chương trình hành động của Chính phủ và các Bộ, ngành và địa phương.

Hai nhiệm vụ chính cần triển khai trong năm 2007 thuộc nhóm nội dung công việc này gồm: “Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng chủ trì cùng Tổng cục Thống kê và các Bộ, ngành, địa phương thực hiện trong năm 2007: Tổng kiểm tra quỹ đất, quỹ nhà ở và trụ sở làm việc của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội” và “Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng các Bộ, ngành, địa phương thực hiện trong năm 2007: Xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế và tổ chức đang ký bất động sản thống nhất”, về cơ bản chưa được hoàn thành trong năm 2007.

2.3.3. Thị trường tài chính tiền tệ.

1/ Kết quả chung.

• Năm 2006, một lộ trình tổng thể cho chiến lược cải cách ngân hàng Việt Nam đã được xây dựng và ban hành tại Quyết định số 112/2006/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triền ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Quyết định này đưa ra việc chuyển Ngân hành Nhà nước Việt Nam thành một Ngân hàng Trung ương hiện đại có năng lực thực hiện chính sách tiền tệ và giám sát có hiệu quả các định chế tài chính. • Đồng thời năm 2006, cùng với việc Luật Chứng khoán được thông

qua, một loạt quy định của Chính phủ và các Bộ, ngành cũng đã được ban hành nhằm quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện Luật này đã góp phần hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách cho hoạt động và phát triển lành mạnh của thị trường chứng khoán, làm cho thị trường chứng khoán ngày càng đóng vai trò quan trọng trong huy động vốn cho đầu tư phát triển của Việt Nam. Trong đó đáng lưu ý là hai Quyết định quan trọng của Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đã được

2006 của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2006-2010 và Quyết định số 701/QĐ- UBCK ngày 20 tháng 11 năm 2006 ban hành kế hoạch phát triển công ty chứng khoán giai đoạn 2006- 2010.

• Một dấu mốc quan trọng khác là việc Chính phủ trình lên Quốc hội Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các Tổ chức tín dụng để được xem xét thông qua năm 2008. Hai văn bản luật này sẽ tạo môi trường pháp lý mới cho các ngân hàng thương mại và chuyển đổi NHNNVN thành một NHTW hiện đại cho một nền kinh tế thị trường.

2/ Kết quả triển khai một số công việc cụ thể được đề cập trong Chương trình hành động của Chính phủ và các Bộ, ngành và địa phương.

Một số nội dung trong CTHĐ của Chính phủ đưa ra mục tiêu hoàn thành trong năm 2007 đã được các Bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện như: “ Bộ Tài chính chủ trì cùng các Bộ, ngành thực hiện trong năm 2007: Xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020, “Bộ Tài chính chủ trì cùng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các Bộ, ngành, địa phương hoàn thành trong tháng 6 năm 2007: Xây dựng Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Quyết định của các Bộ, ngành về quy định mới về điều kiện kinh doanh trong các lĩnh vực dịch vụ tài chính”…

2.3.4. Thị trường khoa học - công nghệ.

1/ Kết quả chung.

• Trong thời gian qua, những nỗ lực của Chính phủ và các Bộ, ngành trong việc hoàn thiện và phát triển thị trường KH-CN ở Việt Nam mặc dù chưa đạt được những chuyển biến thực sự mạnh mẽ như mong muốn nhưng đã xây dựng được nhiều tiền đề quan trọng cho sự phát triển trong thời gian tới, đó là những tiền đề về: Xây dựng đồng bộ luật pháp, cơ chế, chính sách quản lý và hỗ trợ phát triển các tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao KH-CN và nâng cao năng

lực công nghệ của doanh nghiệp; Phát triển dịch vụ thiết kế, đo lường, đánh giá, thẩm định, giảm định chất lượng, thông tin môi giới, chuyển giao công nghệ, tư vấn pháp lý về sở hữu trí tuệ theo hướng xã hội hóa; đổi mới đồng bộ cơ chế quản lý KH-CN phù hợp với cơ chế thị trường…

• Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 214/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển thị trường công nghệ nhằm cụ thể hóa các mục tiêu: xây dựng và hoàn thiện các thể chế cơ bản của thị trường công nghệ, môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đầy và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ…

• Chính phủ đã đệ trình Quốc hội thông qua Luật Chuyển giao công nghệ vào năm 2006, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để điều chỉnh các hoạt động chuyển giao công nghệ trong và ngoài nước.

• Bên cạnh đó là một loạt các văn bản quy định, hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ, ngành trong việc cụ thể hóa và đưa vào thực hiện những giải pháp về phát triển thị trường KH-CN của Việt Nam như: Nghị định 80/2007/NĐ-CP của Chính phủ về doanh nghiệp KH-CN xác lập những quy định quan trọng về việc thành lập doanh nghiệp KH-CN và chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đối với doanh nghiệp KH-CN; Quyết định 36/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển KH- CN của tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp…

2/ Kết quả triển khai một số công việc cụ thể được đề cập trong Chương trình hành động của Chính phủ và các Bộ, ngành và địa phương.

Những công việc đợc giao cho Bộ KH&CN chủ trì cùng các Bộ, ngành liên quan trong CTHĐ của Chính phủ đã được các Bộ, ngành này nghiêm cứu, xây dựng và triển khai thực hiện song với tiến độ khá chậm và chưa có kết quả cụ thể.

Mặc dù đã có một số kết quả chuyển biến song nhìn chung việc hình thành và phát triển các yếu tố về kinh tế thị trường ở Việt Nam còn tương đối

Một phần của tài liệu Phân tích điều kiện và lợi thế để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa nhận khách của Quảng Bình (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w