Xây dựng và áp dụng một cơ chế theo dõi, kiểm tra, đánh giá CTHĐ.

Một phần của tài liệu Phân tích điều kiện và lợi thế để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa nhận khách của Quảng Bình (Trang 56 - 58)

III. NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NỘ

2. Xây dựng và áp dụng một cơ chế theo dõi, kiểm tra, đánh giá CTHĐ.

Đây sẽ là cơ sở rất quan trọng để đưa ra những điều chỉnh kịp thời, phù hợp trong quá trình triển khai thực hiện CTHĐ của các Bộ, ngành, địa phương

dựa trên kết quả của một trong những hoạt động chính cũng thuộc Dự án giai đoạn vừa qua là “Xây dựng khung theo dõi đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 16/2007/NQ-CP của Chính phủ”. Theo đó một hệ thống các chỉ số theo dõi, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ trong CTHĐ của Chính phủ sẽ được nghiên cứu, xây dựng một cách thống nhất. Kết quả của việc theo dõi, tổng hợp bằng các chỉ số này sẽ cho ra một hệ thống các loại báo cáo, biểu số liệu cho biết thông tin thường xuyên và đầy đủ về tiến độ và kết quả triển khai những nhiệm vụ đề ra trong CTHĐ của Chính phủ và của các Bộ, ngành, địa phương.

Liên quan đến việc thực hiện nội dung này, một vấn đề khác cũng cần phải quan tâm xử lý là việc chỉ rõ cơ quan làm đầu mối và cơ chế phối hợp với các cơ quan có liên quan để thực hiện công tác theo dõi, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện các CTHĐ của Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương. Về nguyên tắc, cơ quan đầu mối có thể được trao vho chính cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng CTHĐ và tổng hợp báo cáo từ các đơn vị liên quan vốn trước đây đã được Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương quy định trong các Quyết định ban hành CTHĐ của mình. Đối với Chính phủ, cơ quan đó có thể là Văn phòng Chính phủ hoặc Bộ Công thương. Ở các Bộ, ngành, đó có thể là Vụ Hợp tác quốc tế hoặc một vụ có tính chất tổng hợp như Vụ Kế hoạch Tài chính…Ở các địa phương, đó có thể là Sở Công thương hoặc Sở Kế hoạch Đầu tư…

Ngoài ra, cơ chế thông tin có tính thường xuyên, nhiều chiều và linh hoạt cũng cần được xem xét khi xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế theo dõi, giám sát này. Cuối cùng, cần nhấn mạnh rằng tất cả các hoạt động theo dõi, giám sát…này là nhằm đạt được một mục tiêu cuối cùng là tạo ra sự phản ứng, điều chỉnh kịp thời trong các quy định, chính sách, cơ chế có liên quan tới những vấn đề được đặt ra từ phía các cơ quan quản lý nhà nước và các đối tượng khác có liên quan tham gia vào quá trình này. Vì vậy, sự chủ động của các Bộ, ngành, địa phương là yếu tố rất cần thiết phải được phát huy để bảo đảm thực hiện được những mục tiêu đặt ra.

Một phần của tài liệu Phân tích điều kiện và lợi thế để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa nhận khách của Quảng Bình (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w