Cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hộ

Một phần của tài liệu Phân tích điều kiện và lợi thế để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa nhận khách của Quảng Bình (Trang 41 - 44)

II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH

2.6. Cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hộ

nhập kinh tế quốc tế.

2.6.1. Những kết quả nổi bật

1/ Về cải cách thể chế hành chính:

Cải cách thể chế được xác định là một trong những trọng tâm của cải cách hành chính nhà nước và đã đạt được kết quả tương đối thành công về xây dựng và điều chỉnh thể chế quản lý hành chính nhà nước trong điều kiện chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong những năm qua, Chính phủ đã xây dựng và ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển kinh tế - xã hội và sự hoạt động của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước các cấp.Trong đó có thể kể đến việc xây dựng và trình Quốc hội ban hành mới Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật thương mại, Luật Ngân sách Nhà nước…Về cơ bản, qua việc đổi mới thể chế hành chính nhà nước trong thời gian qua của Việt Nam đã tạo ra chuyển biến tích cực, được người dân, doanh nghiệp, dư luận xã hội đồng tình ủng hộ.

2/ Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước.

Các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước, từ Chính phủ, các Bộ, các UBND các cấp được điều chỉnh về chức năng phù hợp việc chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thời gian qua Chính

đã thực hiện sự phân công, khắc phục dần sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan cùng cấp theo nguyên tắc mỗi việc chỉ do một cơ quan phụ trách; làm rõ trách nhiệm của tổ chức và cá nhân đứng đầu. Trên cơ sở đó chuyển đổi cách thức thực hiện chức năng quản lý nhà nước và điều chỉnh lại phạm vi, đối tượng quản lý giữa các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.

Trên cơ sở định rõ chức năng của các cơ quan trong bộ máy quản lý hành chính, Chính phủ đã tiến hành sắp xếp, điều chỉnh, thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy của Chính phủ theo nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý đa ngành, đa lĩnh vực trong phạm vi cả nước, nhưng có bước đi phù hợp năng lực, trình độ lãnh đạo, quản lý của cán bộ, công chức và điều kiện, phương tiện quản lý.

Việc cải tiến phương thức hoạt động của Chính phủ đã được thực hiện theo hướng thống nhất quản lý vĩ mô trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong cả nước bằng hệ thống pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ quản lý vĩ mô khác một cách đồng bộ, đã đem lại kết quả, hiệu quả hơn trong điều kiện có nhiều diễn biến phức tạp, khó khăn, trở ngại mới phát sinh trong nước và quốc tế.

3/ Việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức:

Các nội dung cơ bản:

• Xây dựng và áp dụng chức danh, tiêu chuẩn các loại cán bộ công chức trong bộ máy hành chính, các tổ chức sự nghiệp. Tiến hành phân cấp quản lý biên chế hành chính, biên chế sự nghiệp nhà nước và thực hiện cơ chế quản lý mới đối với biên chế sự nghiệp, thực hiện cơ chế hợp đồng đối với viên chế sự nghiệp để tạo quyền tự chủ về nguồn nhân lực và thay đổi cơ cấu công chức, viên chức cho các đơn vị sự nghiệp.

• Đổi mới công tác tuyển dụng cán bộ công chức chuyển từ phương thức xét tuyển sang phương thức thi tuyển, để lấy người có trình độ

vùng sâu, vùng xa, đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên đã có những vận dụng phù hợp trong tuyển dụng, kết hợp thi tuyển và xét tuyển.

• Đổi mới công tác quản lý cán bộ công chức và thực hiện việc đánh giá cán bộ công chức thường kỳ vào cuối năm. Ban hành các chính sách, thể chế, về bổ nhiệm lại, luân chuyển cán bộ công chức.

4/ Về cải cách nền tài chính công.

Việc cải cách trên lĩnh vực tài chính công được triển khai tích cực nhằm đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp, từng bước tạo cơ chế tài chính thích hợp đối với mỗi loại cơ quan. Chính phủ đã ban hành một loạt các cơ chế tài chính; trong đó có một số cơ chế tài chính tạo bước đột phá trong quản lý các đơn vị sự nghiệp: cơ chế khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính cho các cơ quan quản lý nhà nước, cơ chế đấu thầu…Những cơ chế tài chính có tính cải cách này đã dẫn đến những thay đổi cơ bản trong mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp, từng bước xóa bỏ tình trạng “hành chính hóa” các hoạt động sự nghiệp.

5/ Về công tác nâng các hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế:

Chính phủ đã nỗ lực kiện toàn tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan chịu trách nhiệm đối với lĩnh vực này: Gấp rút hoàn thành Dự thảo Luật về cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để trình Quốc hội thông qua; Liên tiếp trong những năm gần đây, Chính phủ xem xét, điều chỉnh để kiện toàn cơ quan đầu mối về hợp tác kinh tế quốc tế của Việt Nam là Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế, theo đó UBQG-HTKTQT được xác định là tổ chức phối hợp liên ngành của Chính phủ để phối hợp hoạt động của các Bộ, ngành, và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về HNKTQT.

Tuy vậy, tiến trình cải cách hành chính nhìn chung còn chậm, hiệu quả chưa cao; vai trò quản lý nhà nước trong quá trình thực hiện chủ trương, chính sách của nhà nước có lúc, có nơi còn bị buông lỏng, phân cấp quản lý

chưa đủ mạnh; trách nhiệm cá nhân không rõ ràng; thủ tục hành chính còn rườm rà…

2.6.2. Kết quả triển khai một số công việc cụ thể trong CTHĐ của Chính phủ và các Bộ, ngành và địa phương.

1/ Những nội dung công việc thuộc nhóm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế trong CTHĐ của Chính phủ đã được triển khai thực hiện khá khẩn trương và đạt được những kết quả ban đầu khả quan, cụ thể là các nhiệm vụ về: “Xây dựng Đề án kiện toàn các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài”, “Xây dựng Đề án về tham gia vòng đàm phán Doha khi Việt Nam là thành viên của WTO”…

2/ Các nhiệm vụ khác thuộc nhóm đẩy mạnh cải cách hành chính nhìn chung cũng được tích cực triển khai và đạt kết quả tốt như: “Xây dựng Đề án sắp xếp lại các cơ quan nhà nước theo yêu cầu quản lý đa ngành, đa lĩnh vực”; “Xây dựng Nghị định của Chính phủ về chương trình cải cách đơn vị sự nghiệp dịch vụ công”…

Một phần của tài liệu Phân tích điều kiện và lợi thế để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa nhận khách của Quảng Bình (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w