Cần tiến hành một Chương trình tổng kết, đánh giá tổng thể về công

Một phần của tài liệu Phân tích điều kiện và lợi thế để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa nhận khách của Quảng Bình (Trang 62 - 69)

III. NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NỘ

6. Cần tiến hành một Chương trình tổng kết, đánh giá tổng thể về công

tác hội nhập WTO.

Tổng kết, đánh giá một cách tổng thể về những tác động đối với Việt Nam khi thực hiện các quy định cũng như cam kết gia nhập WTO cũng như về kết quả thực hiện CTHĐ của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương sau một thời gian gia nhập WTO là công việc cần thực hiện để có cái nhìn chính xác về những gì đang diễn ra sau khi Việt Nam gia nhập WTO để nếu cần thiết sẽ đưa ra những điều chỉnh căn bản trong định hướng xử lý những vấn đề đặt ra đối với việc Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế của mình. Từ đó, chúng ta có thể đưa đất nước tiến lên giai đoạn phát triển mới - giai đoạn không chỉ “đối phó” tốt với sức ép bên ngoài mà còn chủ động vươn ra thị trường quốc tế.

Tuy vậy, việc tổng kết này nên thực hiện ở thời điểm nào cũng cần được lưu ý để đạt được hiệu quả cao nhất, đảm bảo cho việc nhận diện được một cách đầy đủ những tác động có thể xảy đến khi Việt Nam gia nhập WTO.

KẾT LUẬN

Sau khi Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ngày 27/02/2007 nhằm thực hiện Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, các Bộ, ngành, địa phương đã tiến hành xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện CTHĐ của riêng Bộ, ngành, địa phương mình đạt được những kết quả nhất định. Những kết quả bước đầu này đã khẳng chủ trương gia nhập WTO và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta là đúng đắn, phù hợp với tiến trình tiếp tục đổi mới của nước ta và xu thế phát triển của toàn thế giới. Bên cạnh đó chúng cũng chỉ ra những mặt hạn chế mà chúng ta phải tiếp tục khắc phục và điều chỉnh trong thời gian tới.

Thực hiện CTHĐ của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực xây dựng và triển khai CTHĐ của Bộ, ngành địa phương mình và thu được những thành quả đáng khích lệ: các mặt hoạt động trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước đều có những chuyển biến tích cực; nhiều lĩnh vực, nhiều nội dung đã có những chuyển biến mạnh mẽ; vai trò chỉ đạo của, điều hành của Chính phủ đã phát huy hiệu quả tốt…

Tuy nhiên, quá trình xây dựng và triển khai thực hiện CTHĐ của các Bộ, ngành, địa phương cũng bộc lộ nhiều hạn chế , tồn tại: tiến độ xây dựng các CTHĐ còn chậm, nội dung các CTHĐ chưa đạt yêu cầu; nhiều nội dung công việc đã được triển khai thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao; tính đồng bộ, gắn kết trong xử lý các vấn đề còn thấp; nhiều vấn đề mang tính liên ngành, liên vùng chưa được xử lý tốt, công tác theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện các CTHĐ còn nhiều vướng mắc…

Qua quá trình tìm hiểu và phân tích những kết quả đạt được, những vấn đề đặt ra trong việc triển khai thực hiện CTHĐ của Chính phủ, với sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo văn phòng UBQG-HTKTQT, các anh chị trong văn phòng, và sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Bùi Đức Thọ, trong khuôn khổ chuyên đề thực tập của mình, em xin đưa ra một số đề xuất với hy vọng đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả tiếp tục thực hiện CTHĐ Chính phủ tại các Bộ, ngành, địa phương trong thời gian tới. Đây là một trong những bước tiến quan trọng để hướng tới mục tiêu giúp Việt Nam tận dụng tốt những cơ hội, vượt qua thách thức để trở thành một nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo “Tổng hợp Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP của Chính phủ và Danh mục các hoạt động, công việc trọng tâm cần triển khai thực hiện nhằm giải quyết những khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai Chương trình hành động của Chính phủ” của Uỷ ban quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế.

2. Chương trình hành động của các Bộ, ngành, địa phương đã được xây dựng và ban hành để thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP của Chính phủ.

3. Các báo cáo kiểm điểm một năm thực hiện chương trình hành động của các Bộ, ngành, địa phương nhằm cụ thể hóa và triển khai thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP của Chính phủ.

4. Các văn bản quy định, chương trình kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã ban hành và đưa vào thực hiện trong khoảng thời gian chủ yếu kể từ sau khi Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP của Chính phủ được ban hành.

5. Báo cáo “Thể chế thực thi và giám sát thực hiện chương trình hành động của Chính phủ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO” của nhóm tư vấn cấp cao Dự án hậu WTO.

6. Cổng thông tin của Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế Quốc tế - Bộ Công thương (www.nciec.gov.vn) Thứ sáu, 13/2/2009, Việt Nam sau hai năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Phó Thủ tướng, Chủ tịch UBQG-HTKTQT Phạm Gia Khiêm.

7. Thời báo kinh tế Sài Gòn, Thứ sáu, 22/07/2005, Những khó khăn khi gia nhập WTO, Đặng Hồng Quang.

8. Cổng thông tin về WTO và tiếp cận thị trường, Bộ Công thương, 25/07/2007, Đánh giá tác động: Việt Nam từ khi gia nhập WTO, GS. TSKH Nguyễn Mại, Tư vấn cấp cao Dự án hậu WTO.

9. Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự, Kiến thức cơ bản về Hội nhập Kinh tế Quốc tế, Trường Cán bộ Thương mại Trung ương, Hà nội 2004.

• Bộ Giáo dục và đào tạo : Bộ GD&ĐT

• Bộ Kế hoạch và Đầu tư : Bộ KH&ĐT

• Bộ Khoa học và Công nghệ : Bộ KH&CN

• Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội : Bộ LĐ-

TB&XH

• Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn : Bộ

NN&PTNT

• Chương trình hành động : CTHĐ

• Giáo dục - Đào tạo : GD-ĐT

• Hội nhập kinh tế quốc tế : HNKTQT

• Khoa học – Công nghệ : KH-CN

• Ngân hàng nhà nước Việt Nam : NHNN VN

• Ngân hàng Trung ương : NHTW

• Phát triển bền vững : PTBV

• Tổ chức thương mại thế giới : WTO

• Ủy ban nhân dân : UBND

• Ủy ban Quốc gia về hợp tác Kinh tế Quốc tế : UBQG-HTKTQT

Chương I: GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO VÀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ

NHẰM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 16/2007/NQ-CP. ... 3

I. GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO. ... 3

1.1. Sự ra đời. ... 3

1.2. Mục tiêu ... 4

1.3. Chức năng của WTO ... 4

1.4. Các nguyên tắc cơ bản của WTO. ... 5

II. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ ... 6

2.1. Những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO. ... 6

2.2 Chương trình hành động của Chính phủ. ... 10

2.3. Những nhiệm vụ chủ yếu. ... 11

2.4. Ban chỉ đạo chương trình ... 18

2.5 Phối hợp công tác giữa các Bộ, ngành, địa phương ... 18

Chương II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ TẠI CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG ... 21

I. XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CÁC BỘ, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG. ... 21

1.1. Về tiến độ xây dựng các Chương trình hành động ... 21

1.2. Về nội dung các chương trình hành động. ... 22

1.3. Về cách thức xây dựng các chương trình hành động. ... 22

1.4. Về cách thức tổ chức triển khai các chương trình hành động. ... 25

1.5. Nhận định chung về việc xây dựng và tổ chức triển khai các Chương trình hành động của các Bộ, ngành, địa phương. ... 26

II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG. ... 28

2.1. Công tác tuyên truyền và phổ biến thông tin về WTO ... 28

2.2. Công tác xây dựng pháp luật, thể chế. ... 30

2.3. Xây dựng và phát triển đồng bộ các yếu tố kinh tế thị trường. ... 33

2.4. Đổi mới và nâng cao hiệu quả đầu tư. ... 39

2.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh. ... 40

2.6. Cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế. ... 41

2.7. Giáo dục – đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. ... 44

2.9. Thực hiện chính sách an sinh xã hội. ... 48

2.10. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. ... 49

2.11. Bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. ... 51

2.12. Bảo đảm an ninh quốc phòng. ... 52

III. NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG TRONG CTHĐ CỦA CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG. ... 53

3.1. Những thành quả đạt được. ... 53

3.2. Những hạn chế, tồn tại. ... 54

3.3 Nguyên nhân ... 55

Chương III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ ... 56

1. Xây dựng một cơ quan đầu mối về WTO. ... 56

2. Xây dựng và áp dụng một cơ chế theo dõi, kiểm tra, đánh giá CTHĐ.

... 56

3. Tạo ra một cơ chế xử lý tốt các vấn đề có tính liên vùng, liên ngành. 58

4. Cần có sự nghiên cứu, tập trung sâu hơn cho CTHĐ của Chính phủ. 58

5. Huy động sự tham gia và khai thác vai trò của khu vực tư nhân, các tổ chức hiệp hội ngành nghề… ... 61

6. Cần tiến hành một Chương trình tổng kết, đánh giá tổng thể về công tác hội nhập WTO. ... 62

KẾT LUẬN ... 63

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đề tài:

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM GIÚP CHÍNH PHỦ VÀ CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH

THEO NGHỊ QUYẾT 16/2007/NQ-CP.

Sinh viên : Nguyễn Thị Huyền Phương

Lớp : Quản lý Kinh tế 48A

Chuyên ngành : Quản lý kinh tế

Giáo viên hướng dẫn : TS. Bùi Đức Thọ

Một phần của tài liệu Phân tích điều kiện và lợi thế để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa nhận khách của Quảng Bình (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w