III. NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NỘ
4. Cần có sự nghiên cứu, tập trung sâu hơn cho CTHĐ của Chính phủ
1/ Đối với các vấn đề về tuyên truyền, phổ biến thông tin về WTO.
Mặc dù, trong thời gian qua công tác tuyên truyền, phổ biến về WTO đã được các Bộ, ngành, địa phương thực hiện khá tốt, đặc biệt là xét trên khía cạnh diện bao phủ của thông tin tới các đối tượng có liên quan. Tuy vậy, vấn đề chiều sâu của công tác thông tin, tuyên truyền về WTO vẫn bộc lộ nhiều khuyết điểm, hạn chế cần được khắc phục hoặc cải tiến. Các chương trình tuyên truyền, phổ biến thông tin trong thời gian qua chủ yếu vẫn chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp thông tin thứ cấp đã được xử lý một cách kỹ lưỡng. Kết quả chung có thể dễ nhận thấy mà công tác tuyên truyền, phổ biến về WTO ở Việt Nam đạt được trong thời gian qua là đã “phổ cập” được những thông tin cần thiết về WTO trong toàn xã hội, tạo ra sự chuyển biến nhất định về nhận thức chung trong toàn xã hội về việc Việt Nam gia nhập WTO. Tuy vậy, cần thừa nhận rằng lượng thông tin thực sự có tác dụng làm cho các đối tượng
trong nước “hiểu” và “sử dụng được” trong việc tận dụng những lợi thế và loại bỏ những khó khăn, thách thức đặt ra cho họ là chưa nhiều.
Vì vậy, để công tác thông tin, tuyên truyền thực sự có tác dụng và tạo hiệu quả cao hơn trong thời gian tới, hướng xử lý vấn đề này cần được xem xét, thực hiện theo hướng tập trung vào chiều sâu, nghiên cứu, giải thích hướng dẫn…về các vấn đề trong WTO và cam kết của Việt Nam trong WTO để đảm bảo cho các đối tượng chính có liên quan hiểu được và áp dụng được trong thực tiễn.
2/ Đối với vấn đề hoàn thiện tổ chức các cơ quan quản lý nhà nước.
Mặc dù công tác cải cách hành chính nhà nước đã được đẩy mạnh và đạt được nhiều chuyển biến quan trọng trong những năm gần đây, đặc biệt là với việc cải cách các thủ tục hành chính, cơ cấu lại tổ chức bộ máy các Bộ, ngành, địa phương theo hướng gọn nhẹ, quản lý đa ngành, đa lĩnh vực…tuy vậy, trong lĩnh vực này vẫn còn những khâu yếu cần được tiếp tục xây dựng hoặc cải cách, hoàn thiện. Trong số đó, trước mắt cần tập trung vào việc xây dựng và kiện toàn một số cơ quan quản lý nhà nước về một số lĩnh vực quan trọng, có liên hệ trực tiếp tới quá trình hội nhập và thực hiện các cam kết WTO của Việt Nam gồm:
• Kiện toàn tổ chức bộ máy và xây dựng chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh, chống trợ cấp, chống bán phá giá, giải quyết tranh chấp thương mại- cụ thể là Hội đồng cạnh tranh và Cục Quản lý cạnh tranh- theo hướng trao cho các cơ quan này công cụ và quyền lực đủ mạnh để có thể hướng dẫn, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các quy định quốc tế hoặc cam kết hội nhập của Việt Nam có liên quan tới cạnh tranh không lành mạnh, trợ cấp, bán phá giá, tranh chấp thương mại…
• Hoàn thiện và nâng cao năng lực cho hệ thống các cơ quan quản lý thị trường theo hướng tập trung hơn. Đầu tư, trang bị phương tiện làm việc và bổ sung nguồn nhân lực đủ mạnh cho lực lượng quản lý thị trường đề bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh trên thị trường thông qua việc phát hiện và xử
lý kịp thời các hành vi gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh…trên thị trường. Với một nền kinh tế đang trong quá trình phát triển nhanh nhiều yếu tố của nền kinh tế thị trường chưa được hình thành và phát triển một cách đồng bộ, đồng thời lại tiến hành quá trình hội nhập mạnh mẽ như Việt Nam hiện nay thì các hành vi gian lận thương mại có nhiều khả năng xuất hiện trên thị trường. Vì vậy, đây là lĩnh vực cần được Chính phủ quan tâm nhiều hơn. Làm tốt công tác này, một mặt Việt Nam có thể ngăn chặn được những thiệt hại do các hành vi gian lận thương mại gây ra. Mặt khác, cũng tạo ra được một môi trường kinh doanh lành mạnh, kích thích và tạo động lực cho các doanh nghiệp trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
3/ Đối với các vấn đề về phát triển nguồn nhân lực.
Bên cạnh những giải pháp khá đồng bộ và toàn diện như đã được đề cập trong CTHĐ của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, một điểm rất đáng lưu ý và cần được nhấn mạnh hơn trong quá trình triển khai thực hiện của Việt Nam thời gian tới là: cùng với việc tập trung cho giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, cần đẩy mạnh hơn nữa cho công tác bố trí, sử dụng lao động và thu hút nhân tài tham gia phát triển đất nước.
Trên thực tế, chủ trương này đã được đưa ra và triển khai thực hiện từ nhiều năm song kết quả đạt được còn nhiều hạn chế và ở dưới mức mong đợi. Trong thời gian tới, nếu tập trung làm tốt công tác này sẽ có thể tạo ra những tác dụng cộng hưởng rất lớn cần được nhận thức và đánh giá đúng. Trước hết, đó là nếu thu hút được càng nhiều nhân tài cả trong và ngoài nước vào tham gia phát triển đất nước thì càng giảm được áp lực về thiếu hụt nguồn lao động chất lượng cao vốn là vấn đề mà Việt Nam đang gặp nhiều áp lực. Ngoài ra, nếu công tác bố trí, sử dụng lao động được thực hiện tốt, đặc biệt là lao động làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, sẽ không những tạo ra tác dụng trực tiếp trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực nhà nước nói chung mà còn có tác dụng hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh
địa phương cần có chính sách, biện pháp cụ thể và hữu hiệu hơn để công tác phát triển nguồn nhân lực đạt được những kết quả tốt hơn và nhanh hơn.
4/ Đối với các vấn đề an sinh xã hội, văn hóa, môi trường và an ninh – quốc phòng.
Mặc dù CTHĐ của Chính phủ và của các Bộ, ngành, địa phương đã xem xét, đưa ra những biện pháp để bảo đảm thực hiện công tác bảo đảm cho vấn đề an sinh xã hội, văn hóa, môi trường và an ninh – quốc phòng, nhưng trên thực tế, để nhận diện và đánh giá được sự xuất hiện và ảnh hưởng trong những lĩnh vực trên là điều không đơn giản vì không có những tiêu chí rõ ràng, cụ thể. Vì vậy, việc xây dựng và áp dụng một cơ chế cảnh báo sớm đối với các vấn đề an sinh xã hội, văn hóa, môi trường và an ninh – quốc phòng cần được lưu ý để có thể sớm triển khai thực hiện.