Bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc

Một phần của tài liệu Phân tích điều kiện và lợi thế để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa nhận khách của Quảng Bình (Trang 51 - 52)

II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH

2.11. Bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc

2.11.1. Những kết quả nổi bật

Cùng với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế đất nước, vấn đề bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc ngày càng được Việt Nam đặt ra với sự quan tâm ngày càng sâu sắc. Những nỗ lực của Chính phủ và các Bộ, ngành của Việt Nam đối với vấn đề này cũng ngày một mạnh mẽ và cho thấy những chuyển biến tích cực. Lĩnh vực bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc đã có những bước tiến mới. Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được thế giới công nhận là Di sản thế giới. Ngành văn hóa thông tin đang tập trung nỗ lực để quản lý và xây dựng môi trường văn hóa, làm lành mạnh các hoạt động dịch vụ văn hóa và các hoạt động có tính chất phổ biến trong văn hóa xã hội. Khoảng cách chênh lệch về hưởng thụ văn hóa và thông tin giữa thành phố và nông thôn, giữa đồng bằng và vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo, miền núi được thu hẹp…

2.11.2. Những chính sách ban hành

Để đạt được những kết quả trên trong thời gian qua Chính phủ và các Bộ, ngành của Việt Nam đã tiến hành xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai trên thực tế nhiều cơ chế, chính sách, quy định quan trọng như: Nghị định 11/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh hoạt động dịch vụ văn hóa công cộng; Quyết định 45/2008/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nghệ thuật biểu diễn Việt Nam đến năm 2010; Quyết định 62/2006/QĐ-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin về việc ban hành Quy chế công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”…

2.11.3. Những hạn chế

Bên cạnh những chuyển biến tích cực, trong lĩnh vực văn hóa nói chung vẫn còn một số tồn tại. Sự suy thoái về lối sống, đạo đức chưa có chiều hướng thuyên giảm, đặc biệt là ở giới trẻ trong một vài năm trở lại đây.

Trong số những nhiệm vụ đặt ra trong CTHĐ của Chính phủ thuộc lĩnh vực này có 2 nhiệm vụ được xác định cần triển khai và hoàn thành trong năm 2007 gồm: “Xây dựng Nghị định của Chính phủ về chế tài xử lý sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ văn hóa không lành mạnh” và “Xây dựng Nghị định của Chính phủ về cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật bảo vệ sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực văn hóa. Những nội dung công việc này đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cụ thể hóa và triển khai thực hiện tương đối kịp thời trong năm 2007, cụ thể là: Xây dựng chỉ thị số 04/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định và hướng dẫn một số điều của Bộ Luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan; Dự thảo Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.

Một phần của tài liệu Phân tích điều kiện và lợi thế để phát triển kinh doanh lữ hành nội địa nhận khách của Quảng Bình (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w